Tâm Lý Học

Hiệu Ứng Giả Dược: Điều Mà Các Bác Sĩ Vẫn Giấu Bạn Bấy Lâu Nay

27 thg 4, 2024

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard đã cho bệnh nhân sử dụng giả dược để làm giảm những cơn đau khó chịu ở...

hieu-ung-gia-duoc-dieu-ma-cac-bac-si-van-giau-ban-bay-lau-nay-200

Hiệu ứng giả dược là gì? 

Giả dược (PLACEBO) vốn bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là “Tôi làm hài lòng”. Thuật ngữ này được sử dụng vào thế kỷ XVI để chỉ những người khóc thuê tại các đám tang. Đến năm 1785, thuật ngữ này xuất hiện trong Tân Từ điển Y khoa, gắn liền với các hoạt động y nhỏ lẻ. 

Từ những năm 1700, giới y học đã ứng dụng hiệu ứng này vào việc chữa trị cho bệnh nhân. Dẫn chứng được ghi nhận sớm nhất về tác dụng của giả dược trong lịch sử y khoa có từ năm 1794. Gerbi, bác sĩ người Ý, đã thực hiện một khám phá kỳ cục: khi ông xoa chất bài tiết của một loại sâu lên chiếc răng, vết đau biến mất trong một năm. Gerbi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân bằng phân sâu, và 68% trong số đó cho biết trong vòng một năm họ đã không còn đau răng nữa. Thực chất là phân sâu chẳng liên quan gì tới việc chữa đau răng cả, nhưng tại sao người ta vẫn công nhận nó hiệu quả? Vấn đề ở chỗ Gerbi tin rằng chúng có tác dụng, và đa số bệnh nhân của ông cũng tin như vậy. 

Giả dược hoạt động bằng sức mạnh của niềm tin. Chúng hiệu quả vì người ta tin tưởng chúng. Bạn đến gặp bác sĩ và sau đó thấy khỏe hơn. Bạn uống một viên thuốc và thấy khá hơn rất nhiều. Bạn gặp khủng hoảng tinh thần và sau khi nghe lời động viên từ một người đã từng có trải nghiệm tương tự, bạn bỗng thấy nhẹ nhõm hẳn. Và nếu bác sĩ của bạn là một chuyên gia uy tín hay viên thuốc bạn uống được xem là “thần dược” trong giới y học thì bạn còn thấy siêu siêu ổn. 

Giả dược đã được giới y học xem xét nghiêm túc và trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp nghiên cứu chế tạo thuốc. Rất nhiều phương pháp điều trị đã bị phát hiện ra là không khác gì giả dược, và tới giờ giả dược vẫn là một trong những điều bí ẩn nhất của trí não con người. 

Với những ca bệnh không quá nghiêm trọng, bệnh nhân ít có biểu hiện hay triệu chứng lâm sàng, hiệu ứng giả dược sẽ phát huy tác dụng của nó. Hãy nhớ lại những lần bạn bị cảm cúm. Bạn chảy nước mũi, đau đầu, hắt xì và thấy người hơi mỏi mệt, vì vậy bạn ra ngay hiệu thuốc và dược sĩ kê cho bạn một đơn với các thứ thuốc đủ mọi sắc màu. Thực ra thì nếu bạn mua hay không mua thuốc thì cơ thể bạn vẫn sẽ tự hồi phục sau khoảng 5 – 7 ngày, nhưng mấu chốt ở đây là uống thuốc giúp bạn an tâm hơn. Bạn có thừa nhận rằng ngay khoảnh khắc mua thuốc xong bạn đã thấy người khỏe khoắn hơn chút không? Trừ khi bạn cố gắng tự dối mình, thì câu trả lời sẽ luôn là có. 

Dan Ariely, giáo sư kinh tế học hành vi tại MIT, tác giả cuốn sách nổi tiếng Phi lý trí, đã đào sâu hiệu ứng này thêm nữa khi quyết định nghiên cứu về tác động của giá cả tới niềm tin của chúng ta. Khá dễ dàng để nói một chiếc Iphone đời mới nhất đem lại trải nghiệm vượt trội so với chiếc Oppo bạn đang dùng, nhưng liệu một đơn thuốc hàng chục triệu có tác dụng tốt hơn hẳn so với một đơn thuốc vài trăm hay không? Câu trả lời nhanh chóng được phơi bày sau hàng loạt các nghiên cứu mà Ariely cùng các cộng sự đã tiến hành chỉ mới vài năm trước đây như sau. 

Dan Ariely, Giáo sư Kinh tế học hành vi tại MIT, tác giả cuốn sách tâm lý học bán chạy 'Phi lý trí' 

Thí nghiệm tiêu biểu nhất mà tôi nhắc tới trong bài viết này được thực hiện với sự tham gia của 100 cư dân Boston. Giờ tôi muốn bạn nhấc một người ra rồi thế vào đó. Hãy tưởng tượng như bạn có góp mặt trong thí nghiệm đó. 

Các nhà nghiên cứu sẽ đưa bạn tới MIT Media Laboratory, nơi mà Taya Leary – một phụ nữ trẻ đại diện cho Công ty Dược Vel Pharmaceuticals sẽ nồng nhiệt tiếp đón bạn. Cô sẽ mời bạn dành chút thời gian để đọc cuốn sổ giới thiệu về Valadone-Rx – “một loại dược phẩm mới trong dòng thuốc opioid, kiểm soát cơn đau đáng kể chỉ trong 10 phút, và việc giảm đau kéo dài 8 giờ đồng hồ.” 92% người sử dụng công nhận hiệu quả, và giá của nó là bao nhiêu nhỉ? 2,5 đô cho một liều duy nhất. 

MIT Media Lab, nơi diễn ra cuộc thí nghiệm 

Ngay khi bạn đọc xong quyển giới thiệu, bạn sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi về tình trạng y tế và tiền sử bệnh của gia đình. Sau đó các nhà nghiên cứu bắt đầu phổ biến về thí nghiệm sắp tới, rằng bạn sẽ bị sốc điện để “kiểm tra sự cảm nhận và sức chịu đau của bạn”. Đặt tay lên công tắc, họ truyền một loạt các sốc điện qua đường dây vào các điện cực. và sau mỗi lần như thế bạn đều phải ghi lại mức độ đau đớn mà bạn cảm nhận được theo thang đo mức độ từ “không đau chút nào” tới “cơn đau kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được”.  

Tiếp theo, họ đưa bạn một viên Veladone và một cốc nước. Bạn uống thuốc, đi tới một cái ghế ở góc phòng và chờ 15 phút cho thuốc ngấm. 15 phút trôi qua, bạn được nối với cái máy và các cú sốc bắt đầu. Như lần trước, bạn ghi lại cường độ cơn đau sau mỗi lần sốc. Nhưng lần này thì khác. Cơn đau có vẻ đã giảm đi rất nhiều, công nhận là Veladone hiệu nghiệm thật. Bạn rời phòng thí nghiệm với một đánh giá khá cao cho Veladone. 

Đó là điều mọi người tham gia cảm thấy. Hầu hết tất cả đều cho biết nhờ có Veladone, họ thấy ít đau hơn khi trải qua các cơn sốc điện. Chuyện trở nên thú vị khi Veladone thực chất chỉ là một viên vitamin C. 

Thí nghiệm của Ariely tại Boston tương đồng với thí nghiệm tại Harvard mà tôi nhắc tới bên trên ngoại trừ một điểm: Ariely quyết định giảm giá một viên Veladone từ 2,5 đô xuống chỉ còn 10 xu. Và kết quả ra sao? Số lượng người cho rằng các cơn đau được giảm thiểu đã giảm xuống chỉ còn một nửa. 

Hàng loạt các nghiên cứu sau đó đã góp phần củng cố thêm kết luận rút ra từ thí nghiệm trên: tương tự với niềm tin, giá cả cũng có hiệu quả trong việc trấn an. 

Hiệu ứng giả dược trong tiêu dùng 

Xuất hiện từ những năm 1700 trong giới y học, ngày nay tầm ảnh hưởng của giả dược đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác của đời sống và vẫn là một trong những điều kỳ bí nhất trong não bộ con người. 

Để trả lời câu hỏi giá cả và hiệu ứng giả dược có ảnh hưởng tới các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày không, Ariely cùng các cộng sự lại tiếp tục nghiên cứu. Và họ đã may mắn tìm ra một đối tượng không thể thích hợp hơn: SoBe Adrenaline Rush, một loại nước giải khát hứa hẹn sẽ “cải thiện trận đấu” và mang tới “khả năng cao hơn”. 

Trong thí nghiệm đầu tiên, họ bán nước SoBe tại lối vào phòng thể dục của các trường đại học. Nhóm sinh viên đầu tiên trả mức giá niêm yết cho đồ uống này, còn nhóm thứ hai trả mức giá chỉ bằng ⅓ giá thông thường. Sau khi tập thể dục, cả hai nhóm uống SoBe đều nói rằng họ thấy đỡ mệt hơn bình thường, và các sinh viên uống loại có giá niêm yết cho biết mình thấy ít mệt mỏi hơn so với những sinh viên dùng loại giảm giá. 

Thí nghiệm thứ hai diễn ra tương tự, tuy nhiên sau khi uống tầm 10 phút thì các nhà nghiên cứu yêu cầu mỗi sinh viên giải câu đố và họ có 30 phút để giải càng nhiều càng tốt. Một nhóm sinh viên không uống SoBe cũng được đưa cho bài kiểm tra, kết quả đúng trung bình là 9/15. Những sinh viên mua ở giá niêm yết cũng có kết quả 9/15, nhưng ngạc nhiên là nhóm mua với giá giảm lại chỉ được có 6,5/15. Như vậy là giá cả có thể tạo nên sự khác biệt. 

'Tăng giá viên thuốc giảm đau đi thì chị mua' 

Ở thí nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một bài kiểm tra khác. Trên bìa cuốn sách có in dòng chữ: “Các loại đồ uống như SoBe đã cho thấy có thể cải thiện chức năng thần kinh, cải thiện thành tích trong những nhiệm vụ như giải câu đố”. Người chơi cũng được thông tin thêm website của SoBe có đề cập tới hơn 50 nghiên cứu minh chứng cho tuyên bố trên. Và lần này có bất ngờ nào không? Nhóm mua giá niêm yết vẫn làm tốt hơn những người mua giá giảm. Nhưng lời tuyên bố giả mạo kia cũng phát huy tác dụng: nhóm mua giá niêm yết cải thiện thêm 3,3 câu hỏi và nhóm mua với giá giảm cải thiện 0,6 câu hỏi. Nói cách khác, thông điệp bịa đặt kia cũng như giá cả, rõ ràng có sức mạnh hơn thứ nước đựng bên trong nó. Cả ba thí nghiệm trên cùng góp phần khẳng định thêm nữa kết luận sau: Sức mạnh của niềm tin là có thật. 

Giờ thì mỗi khi ai đó nói móc bạn bằng câu “Làm bằng niềm tin à?”, hãy bình tĩnh và giảng giải cho họ về những điều trên. Trong một vài công việc với tính chất tương tự và trình độ mọi người là như nhau, niềm tin sẽ chứng minh sức mạnh của nó. 

Bí mật về bùa may mắn  

Trong một thí nghiệm khác được thực hiện vào năm 2010, nhà tâm lý học Lysann Damischin chia đối tượng thí nghiệm làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất được nhận một quả bóng golf được yểm bùa “may mắn”, nửa còn lại nhận quả bóng bình thường. Tất nhiên quả bóng may mắn kia là bịa đặt, thế nhưng dù trình độ đều sản sàn như nhau, những người ở nhóm một – nhóm nhận quả bóng may mắn đánh trúng lỗ nhiều hơn tới 35%. 

Thế đấy, chỉ cần có niềm tin đã có tác dụng rõ rệt. Sau khi biết tới hiệu ứng này, tôi bớt hoài nghi hơn vào những vị anh hùng quá khứ sinh ra với một niềm tin mãnh liệt rằng họ chắc chắn sẽ thành công và trở nên vĩ đại, như Napoleon chẳng hạn. Sức mạnh của niềm tin là có thật, và việc mấy quyển self-help khuyên bạn nên suy nghĩ tích cực, tin tưởng vào bản thân cũng không phải là vô căn cứ. 

Quay trở lại với thí nghiệm trên, Lysann đã giải thích cho kết quả như sau: Việc có được quả bóng “may mắn” đã khiến cho người chơi cảm thấy họ có nguồn sức mạnh vô hình cổ vũ mình, từ đó gia tăng niềm tin của họ vào bản thân và đạt kết quả tốt hơn nhóm kia. 

Rốt cuộc thì mấy thứ bùa hộ mệnh hay vòng tay may mắn đều không có thật. Có thay bằng một cái nịt thì bạn vẫn sẽ đạt kết quả tương đương, miễn là bạn giữ nguyên mức độ tin tưởng. Nếu bạn vẫn còn tin vào thứ phép thuật nhiệm màu đó, thử nghĩ mà xem, sẽ tốn kém tới mức nào để có thể thuê cả một xưởng sản xuất đầy những pháp sư và phù thủy ngồi yểm chú một số lượng bùa đủ lớn để phân phối trên toàn thế giới? 

 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

cac-nha-quang-cao-dathao-tung-tam-ly-ban-nhu-the-nao-205
27 thg 4, 2024

Các Nhà Quảng Cáo Đã Thao Túng Tâm Lý Bạn Như Thế Nào? 

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các nhân viên bán hàng tại Thế Giới Di Động hay các showroom Honda, Huyndai đều là những phụ nữ xinh...

hieu-ung-thoa-man-vuot-nguong-phan-1-tien-co-mua-duoc-hanh-phuc-206
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Thỏa Mãn Vượt Ngưỡng (Phần 1): Tiền Có Mua Được Hạnh Phúc?

Quan niệm sai lầm: Không có gì tuyệt hơn được trả tiền để làm thứ bạn thích.  Sự thật là: Được trả tiền cho những thứ bạn...

hieu-ung-thoa-man-vuot-nguong-phan-2-vi-sao-ta-het-thich-nhung-thu-ta-tung-thich-207
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Thỏa Mãn Vượt Ngưỡng (Phần 2): Vì Sao Ta Hết Thích Những Thứ Ta Từng Thích?

Hiệu Ứng Thỏa Mãn Vượt Ngưỡng (Phần 2): Vì Sao Ta Hết Thích Những Thứ Ta Từng Thích?

tai-sao-chung-ta-phat-cuong-truoc-cac-mat-hang-mien-phi-203
27 thg 4, 2024

Tại Sao Chúng Ta Phát Cuồng Trước Các Mặt Hàng MIỄN PHÍ?

Tại Sao Chúng Ta Phát Cuồng Trước Các Mặt Hàng MIỄN PHÍ?

hieu-ung-bang-quan-tam-ly-hoc-ve-su-tho-o-cua-con-nguoi-204
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Bàng Quan: Tâm Lý Học Về Sự Thờ Ơ Của Con Người

Giả sử xe bạn chết máy giữa đường và điện thoại thì hết pin như thể bạn đang ở trong phim Wrong Turn (Ngã rẽ tử thần), bạn...

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.