Kỹ Năng Sống

Tại Sao Plato Khuyên Chúng Ta Không Nên Tranh Luận?

27 thg 4, 2024

Giả sử bạn đang có cuộc thảo luận nảy lửa với một người bạn. Bạn đưa ra ý kiến, rồi đối phương phản bác bằng một lập...

tai-sao-plato-khuyen-chung-ta-khong-nen-tranh-luan-106

Sự khác biệt giữa biện chứng và tranh luận 

Trong triết học, khái niệm biện chứng dùng để chỉ mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa hai (hoặc nhiều hơn) đối tượng trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức không thụ động, mà có thể tác động lại vật chất dưới dạng hành động của con người. 

Trái lại, tranh luận không mang tính cộng tác, các đối tượng không hoàn thiện lẫn nhau mà chỉ dẫn tới một cái kết: kẻ thắng người thua; qua đó, bên thắng cuộc phủ định hoàn toàn bên thua cuộc. 

Bởi lẽ đó, Plato gọi tranh luận là “môn thể thao ngôn từ”, có người tung kẻ hứng, các bên đấu khẩu lẫn nhau, ăn miếng trả miếng để tìm ra kẻ chiến thắng sau cùng. Vào thời của Plato, không thiếu những lớp học hướng dẫn cách để tranh luận tốt hơn, thông qua việc hạ bệ quan điểm người khác, khiến đối phương đuối lý và “có vẻ” ngớ ngẩn. 

Vì vậy, Plato xem tranh luận không khác nào một thói tiêu khiển hèn hạ, vô bổ và tốn thời gian. 

Sự phù phiếm của ngụy biện 

Một trong những công cụ đắc lực nhất mà các nhà tranh luận sử dụng để áp đảo đối phương là ngụy biện. Một người ngụy biện là người nói hay, có kỹ năng thuyết phục và điều hướng đám đông; chung quy lại, nhiều người trong số đó sở hữu tài ăn nói thượng hạng mà nhiều người có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình may mắn được trời ban cho cái thiên tư đó. 

Vấn đề với những tay nguỵ biện là, họ gần như phớt lờ sự thật. Thứ họ quan tâm là danh tiếng, những tràng pháo tay, sự ủng hộ của đám đông quần chúng và tiền bạc; để đạt được những thứ trên, họ sẽ thi triển hàng loạt ngón đòn dù là bỉ ổi nhất để giành phần thắng trong cuộc tranh luận. 

Một đặc điểm khác để bạn nhận biết những tay nguỵ biện đang ẩn nấp quanh mình là thói ba phải, gió chiều nào xoay chiều ấy. Vì chỉ để tâm tới lợi ích số đông, người ngụy biện sẽ nhiệt liệt hô hào cho những ý kiến phổ biến nhất để nhận về sự tán dương, bất chấp sự thật. 

Ở thời Plato, những nhà ngụy biện đông như quân Nguyên; họ là những giáo viên hùng biện và nhà triết học Hy Lạp. Không noi theo lối sống khổ hạnh như trường phái Khắc Kỷ, những triết gia dạng này thường rất được trọng vọng trong xã hội, đến mức được coi là “tinh hoa của giới triết học.” Họ kiếm bộn tiền và duy trì đời sống vương giả như giới quý tộc bằng cách rao giảng về nghệ thuật tranh luận, cách giành chiến thắng trong cuộc đấu khẩu và đè bẹp lập luận của đối phương. 

Chà, khóa học nghệ thuật tranh luận này dành cho ai? Đầu tiên, đương nhiên, là các chính trị gia; kế đến là con em nhà quý tộc; ngoài ra, dành cho bất cứ ai muốn đối thủ của mình trông giống như một con lừa rách trời rơi xuống. Đến với khoá học, học viên sẽ được hướng dẫn về nghệ thuật thuyết phục đám đông và đảm bảo kết thúc lộ trình, học viên sẽ có khả năng thuyết giảng tự tin như một vị Thánh. 

Khỏi phải nói Plato căm ghét các “triết gia rởm” này ra sao. Những hậu bối của Plato, bao gồm cả Socrates đã mô tả những tay nguỵ biện là nỗi ô nhục của ngành triết học, lũ người giả tạo, “những kẻ buôn bán kiến thức sai lầm” cốt để thoả mãn thói ham hư vinh phù phiếm. 

Giờ đây, ngụy biện tự thân nó đã là một danh, động từ mang hàm nghĩa tiêu cực; ý chỉ những lý luận nghe có vẻ hợp lý ở cấp độ hời hợt nhưng thực sự không có cơ sở, hoặc lý luận được sử dụng để đánh lừa người khác. 

Một số lỗi ngụy biện thường gặp 

Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi ngụy biện. Khi đối phương đưa ra một lập luận quá vững chắc, cái tôi cao ngất hiếm khi cho phép ta thừa nhận điều đó mà ngược lại, tính hiếu thắng sẽ đẩy chúng ta vào vũng lầy của lỗi ngụy biện. 

Ngụy biện đánh đồng 

Kiểu ngụy biện này lợi dụng sự ủng hộ của đám đông làm tiền đề cho lập luận. 

Ví dụ: A cho rằng uống cà phê thúc đẩy sự sáng tạo. A chứng minh: “Nhiều người đã đồng tình rằng cà phê giúp họ sáng tạo hơn.” Đây là nguỵ biện vì thay vì chứng minh bằng cách chỉ ra các bằng chứng khoa học cho thấy các chất trong cà phê giúp khơi nguồn sáng tạo, A lại dùng ý kiến số đông để chứng minh khẳng định ban đầu. 

Ngụy biện dựa trên thẩm quyền 

Kiểu ngụy biện này sử dụng vị thế cá nhân của mình chứ không phải tính logic của luận điểm để chứng minh. 

Ví dụ: A và B đang tranh luận về một vấn đề. A là Chuyên gia Marketing, B là Thực tập sinh. Thay vì xét tới tính logic của lập luận cả hai bên thì hội đồng lại tin vào lý luận của A dựa trên trình độ học vấn và uy tín cá nhân. 

Ngụy biện “bạn cũng vậy”

Đây có lẽ là kiểu ngụy biện phổ biến nhất trong lời ăn tiếng nói thường ngày. Nó dựa vào lý lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì đối phương cũng đã làm. 

Ví dụ: “Anh đã lừa dối tôi.” “Thì? Cô cũng lừa dối suốt đó thôi.” 

Ngụy biện nhân quả 

Đây là kiểu ngụy biện đánh đồng, cho rằng sự kiện xảy ra trước chính là nguyên nhân của sự kiện sau; trong một số trường hợp có thể đúng, nhưng phần lớn thì không đảm bảo vì sự việc xảy ra sau còn chịu ảnh hưởng của vô số sự kiện khác nữa. 

Ví dụ: “Hôm nay vừa ra khỏi cổng gặp ngay con mẹ già, bảo sao đen đủi thế không biết.” 

Ngụy biện theo lối lý sự cùn 

Đây là kiểu ngụy biện lý lẽ quanh co, nhu nhược, không muốn thừa nhận sai lầm trong lập luận của bản thân. 

Ví dụ: Một người đàn ông Scotland thấy báo chí đăng tin một người đồng hương của mình phạm tội giết người. “Vô lý, không người Scotland nào dám làm thế cả,” ông ta nói. Vài ngày sau, báo lại đăng tin một người Scotland khác ra vành móng ngựa vì tội danh tương đương, ông ta nói: “Không người Scotland thực thụ nào lại làm thế cả.” 

Tham khảo: Thư viện Khoa Học 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

trang-bi-ky-nang-song-cho-mua-mua-bao-o-sai-gon-258
24 thg 6, 2024

Trang bị kỹ năng sống cho mùa mưa bão ở Sài Gòn

Dưới đây là một số kỹ năng và biện pháp cần thiết để giúp bạn và gia đình an toàn khi gặp bão lũ, mưa lớn kéo dài.

ky-nang-sinh-ton-khi-co-chay-253
25 thg 5, 2024

Kỹ năng sinh tồn khi có cháy

Kỹ năng sống cơ bản khi có cháy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

5-cap-do-cua-nghe-thuat-khong-quan-tam-115
27 thg 4, 2024

5 Cấp Độ Của Nghệ Thuật Không Quan Tâm

Mỗi ngày, hàng triệu người phải chịu đau khổ vì để tâm quá nhiều thứ. Họ dành cả đời để bị cầm tù bởi những mối bất an...

hieu-ung-nguoi-bao-tro-day-chinh-minh-bang-cach-day-nguoi-khac-114
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Người Bảo Trợ: Dạy Chính Mình Bằng Cách Dạy Người Khác

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc các anh chị lớn có xu hướng có chỉ số IQ cao hơn các em nhỏ của họ có thể là do các anh...

nguyen-tac-shirky-duy-tri-van-de-ban-giai-phap-113
27 thg 4, 2024

Nguyên Tắc Shirky: Duy Trì Vấn Đề, Bán Giải Pháp

Một loài ký sinh thông minh không giết chết vật chủ của nó. Nó có thể làm vật chủ suy kiệt, nhưng không bao giờ được tiêu diệt...

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.