Kỹ Năng Sống

Gây Hấn Thụ Động (Passive Agressive): Khái Niệm, Dấu Hiệu và Cách Đối Phó

27 thg 4, 2024

Bạn có quen những người thường xuyên kháy đểu không? Hoặc những người thích giễu cợt người khác một cách bóng gió? Và rồi họ...

gay-han-thu-dong-passive-agressive-khai-niem-dau-hieu-va-cach-doi-pho-112

Gây hấn thụ động (Passive Aggressive) là gì? 

Gây hấn thụ động là một cách thể hiện cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như bực bội hoặc khó chịu, một cách gián tiếp thay vì trực tiếp. Thay vì tỏ ra tức giận một cách rõ ràng, những người gây hấn thụ động thể hiện thái độ bất bình bằng sự hậm hực, ví dụ qua nét mặt, cử chỉ nhằm làm tổn thương và khiến đối phương bối rối. Ở Việt Nam, “giận cá chém thớt” là một kiểu gây hấn thụ động tiêu biểu.

Lần đầu tiên thuật ngữ “gây hấn thụ động” được sử dụng là để chỉ những binh lính trong Thế chiến thứ hai cố tình không tuân thủ mệnh lệnh. Theo thời gian, nó phát triển thành một vấn đề về sức khỏe tâm thần, hoặc chứng rối loạn hành vi. Theo Vanessa Kennedy, Tiến sĩ Tâm lý học tại Driftwood Recovery cho biết, một người được xem gây hấn thụ động khi họ biểu lộ sự tức giận của mình thông qua hành động hoặc sự tránh né thay vì trực tiếp bày tỏ cảm xúc với người khác. 

Làm thế nào để phát hiện hành vi gây hấn thụ động? 

Dưới đây là 6 công cụ mà những người gây hấn thụ động nhất luôn sử dụng: 

#1. “Mọi thứ đều ổn!” 

Đây là một ví dụ điển hình về những gì xảy ra khi giao tiếp phi ngôn ngữ của ai đó mâu thuẫn với thông điệp họ đang truyền tải. Họ đang nói một điều, nhưng rõ ràng từ giọng điệu, cách chuyển giọng hoặc âm lượng của lời nói là họ đang khó chịu. 

#2. Im lặng 

Đôi khi cách tàn nhẫn nhất để giải quyết một xung đột là im lặng. Sau khi tuyên bố không hề tức giận hay giận dỗi, ai đó có thể ngừng nói chuyện với bạn hoàn toàn. Một vài dấu hiệu tương tự có thể kể đến như không trả lời điện thoại hay tin nhắn, hoặc trả lời gọn lỏn, đáp lời bằng những câu ngắn, chỉ một từ, hoặc đôi khi chỉ là biểu tượng Like. 

#3. Kháy đểu 

Dấu hiệu phổ biến tiếp theo của hành vi gây hấn thụ động là khi ai đó đáp lời bạn bằng giọng điệu mỉa mai, thù địch hoặc cố tình châm chọc. Tệ hơn, đó có thể là những nhận xét hoặc trò đùa thô lỗ, cợt nhở, nói bóng gió chung chung để xúc phạm một cách gián tiếp. Chẳng hạn, nói “làm tốt lắm” khi ai đó mắc lỗi là một kiểu hành vi gây hấn thụ động. 

#4. Lảng tránh, từ chối tiếp xúc

Ví dụ, việc họ tránh đụng mặt bạn, hoặc không nhìn vào mắt bạn, hay từ chối những cái vỗ vai cho thấy rõ ràng rằng họ đang có khúc mắc với bạn - nhưng họ nhất quyết không nói thẳng với bạn. 

#5. Thoả thuận bực bội 

Khi ai đó buồn bã, họ có thể miễn cưỡng làm điều họ không thích rồi sau đó sẽ giữ thái độ cay đắng. Ví dụ, trong một cuộc tranh luận, một người bạn nói “Được rồi, mày là nhất!” - và hờn dỗi sau vụ việc. 

#6. Giả vờ hợp tác 

Đôi khi mọi người nói rằng họ sẽ làm gì đó, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hoặc tham gia vào dự án chung, nhưng sau đó lại cố tình không tuân thủ. Họ có thể làm nhiệm vụ một cách nửa vời để khiến bạn khó chịu. 

Một vài dấu hiệu khác có thể liệt kê ra như: 

  • Từ chối thảo luận về điều khiến họ khó chịu, ngay cả khi được hỏi 
  • Chia sẻ nỗi thất vọng với người khác thay vì người khiến họ thất vọng 
  • Tuyên bố ước muốn một điều gì đó và nói rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, chẳng hạn như nói với ai đó trước mặt vợ/chồng của bạn rằng “Tôi ước gì vợ/chồng tôi sẽ đưa tôi đi du lịch, nhưng cũng chỉ biết ước thôi.”  

Nguyên nhân gây ra hành vi gây hấn thụ động 

Như Tiến sĩ Kennedy đã giải thích và các nghiên cứu khoa học cho thấy, một người nào đó có thể có hành vi hung hăng thụ động vì nhiều lý do, bao gồm khó thể hiện cảm xúc tiêu cực, không biết cách giải quyết xung đột một cách trực tiếp, gặp phải trải nghiệm tồi tệ sau khi thể hiện cảm xúc tiêu cực trong quá khứ hoặc trải qua mức độ căng thẳng cao. 

Tiến sĩ Kennedy cho biết, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hành vi hung hăng thụ động là trở ngại sâu xa trong việc thể hiện cảm xúc tiêu cực. Cô cho biết thêm, hành vi gây hấn thụ động có thể được học khi còn nhỏ từ các bậc phụ huynh đã thể hiện hành vi dạng này. Tiến sĩ Kennedy giải thích rằng nhiều người có những hành vi hung hăng thụ động vì họ chưa bao giờ được dạy cách khác để đối phó với những cảm xúc hoặc xung đột tiêu cực.

“Nhiều người không được dạy cách giải quyết xung đột một cách trực tiếp. Do đó, họ lớn lên trong tình trạng né tránh xung đột và không biết cách giao tiếp hiệu quả khi xung đột nảy sinh,” Tiến sĩ Katie Schubert, Giám đốc điều hành của Trung tâm Sức khỏe Cypress ở Florida, nói.

Tiến sĩ Kennedy cho biết thêm, hành vi hung hăng thụ động cũng có thể phát triển theo thời gian khi một người nhận ra rằng họ không cảm thấy thoải mái khi thể hiện trực tiếp sự tức giận hoặc những cảm xúc khó khăn khác. Ví dụ, ai đó có thể đã trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình với ai đó trong quá khứ nhưng điều đó không được đón nhận nồng nhiệt. Kết quả tiêu cực này có thể khiến họ nản lòng và thu mình lại. 

Tiến sĩ Kennedy cũng lưu ý: Những người gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của bản thân có nhiều khả năng thực hiện hành vi hung hăng thụ động. Đối với những người này, cô giải thích rằng họ e ngại việc phải giãi bày rằng họ đang buồn bã hoặc tức giận, vì vậy thay vào đó họ thực hiện các hành vi hung hăng thụ động.

Chiến lược để đối phó với hành vi gây hấn thụ động 

Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát hành vi gây hấn thụ động của người khác hoặc của chính bạn. 

Xác định hành vi 

Bước đầu tiên để giải quyết hành vi gây hấn thụ động là nhận biết nó bằng cách sử dụng các dấu hiệu phía trên. Đây thường là phần khó khăn nhất vì nó có thể tinh vi và khó xác định.

Tạo một môi trường an toàn 

Tiếp theo, hãy cho người đó biết rằng họ hoàn toàn có thể bày tỏ nỗi lòng và vấn đề họ đang gặp phải với bạn một cách thẳng thắn, thay vì tỏ ra hậm hực hoặc tránh né. Hãy thuyết phục họ rằng tình trạng này không thể tiếp diễn mãi, và vấn đề nên được giải quyết càng sớm càng tốt để tránh những cảm xúc bực bội, khó nói. 

Sử dụng ngôn từ một cách sáng suốt 

Đưa ra phản hồi chính xác và sáng suốt. Ví dụ, thay vì phàn nàn rằng ai đó luôn đến muộn, tắc trách công việc, bạn hãy chỉ ra thời gian chính xác họ đến muộn và cho họ cơ hội giải thích lý do. Sau đó, bạn có thể nhắc nhở họ khi ngày làm việc bắt đầu và yêu cầu họ có mặt đúng giờ trong thời gian tới. 

Cố gắng tránh những câu nói mang tính quy dồn trách nhiệm. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy bị công kích. Ví dụ, thay vì nói “Bạn đã nộp muộn bản báo cáo” thì bạn có thể nói “Tôi để ý là bản cáo bị trễ hai ngày rồi”. Và lưu ý là bạn phải trò chuyện trực tiếp với những người gây hấn thụ động, thay vì thông qua tin nhắn hay email. 

Xác định nguyên nhân

Nếu những người gây hấn thụ động cho rằng họ “ổn” trong khi hành vi của họ thể hiện điều ngược lại, thì đừng chấp nhận câu trả lời của họ theo vẻ bề ngoài. Ví dụ, nếu một cầu thủ đang tỏ ra hờ hững với tập luyện sau một trận thua - hãy hỏi xem họ đang bất mãn về điều gì. Giải thích rằng thái độ tập luyện của họ ảnh hưởng tới hiệu suất chung của cả đội, và đề xuất họ có thể cải thiện một số kỹ năng cụ thể để có cơ hội chiến thắng cao hơn vào những trận tới. 

Đặt tiêu chuẩn rõ ràng và yêu cầu mọi người phải chịu trách nhiệm 

Nếu thành viên trong nhóm cố tình làm chệch hướng phản hồi của bạn, chẳng hạn như trách rằng tiêu chuẩn của bạn quá cao hoặc họ không xác định được bạn mong muốn gì ở họ, thì có thể họ đang cố gắng đùn đẩy trách nhiệm ra khỏi chính họ. 

Bạn cần thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng và thường xuyên nhắc lại những gì bạn mong muốn ở họ để họ có thể xử lý chúng. Điều này không chỉ áp dụng trong công việc mà trong cả học tập, hôn nhân, nuôi dạy con cái,... Điều quan trọng nữa là bạn phải giải thích rằng bạn sẽ không chấp nhận hành vi tiêu cực của họ nếu còn tiếp diễn và đặt ra những hậu quả khi họ vượt quá giới hạn. 




Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

trang-bi-ky-nang-song-cho-mua-mua-bao-o-sai-gon-258
24 thg 6, 2024

Trang bị kỹ năng sống cho mùa mưa bão ở Sài Gòn

Dưới đây là một số kỹ năng và biện pháp cần thiết để giúp bạn và gia đình an toàn khi gặp bão lũ, mưa lớn kéo dài.

ky-nang-sinh-ton-khi-co-chay-253
25 thg 5, 2024

Kỹ năng sinh tồn khi có cháy

Kỹ năng sống cơ bản khi có cháy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

5-cap-do-cua-nghe-thuat-khong-quan-tam-115
27 thg 4, 2024

5 Cấp Độ Của Nghệ Thuật Không Quan Tâm

Mỗi ngày, hàng triệu người phải chịu đau khổ vì để tâm quá nhiều thứ. Họ dành cả đời để bị cầm tù bởi những mối bất an...

hieu-ung-nguoi-bao-tro-day-chinh-minh-bang-cach-day-nguoi-khac-114
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Người Bảo Trợ: Dạy Chính Mình Bằng Cách Dạy Người Khác

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc các anh chị lớn có xu hướng có chỉ số IQ cao hơn các em nhỏ của họ có thể là do các anh...

nguyen-tac-shirky-duy-tri-van-de-ban-giai-phap-113
27 thg 4, 2024

Nguyên Tắc Shirky: Duy Trì Vấn Đề, Bán Giải Pháp

Một loài ký sinh thông minh không giết chết vật chủ của nó. Nó có thể làm vật chủ suy kiệt, nhưng không bao giờ được tiêu diệt...

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.