1. Phương pháp Loci
Loci hay còn gọi là Cung điện ký ức, được sáng tạo bởi nhà thơ Simonides (556-468 TCN). Trong một bữa tiệc mà nhà thơ được mời đến, cả căn phòng đã sụp đổ, tất cả những người tham gia đều thiệt mạng và chỉ còn mình ông sống sót. Để hỗ trợ nhận diện nạn nhân, ông đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung lại vị trí mà các nạn nhân đã đứng, dáng vẻ, trang phục họ mặc. Sau đó, ông nhận ra rằng, chúng ta có thể sử dụng những địa điểm mà chúng ta quen thuộc để tìm thấy những đoạn ký ức khác được lưu trữ song song tại đó.
Đúng với tên gọi, cung điện ký ức là cách bạn hình dung ra cung điện của riêng mình với đầy đủ các bộ phận về kiến trúc, dựa trên nguyên lý hành trình. Tức là, những nơi bạn đi qua, bạn sẽ gắn liền nó với một vấn đề, nội dung, câu chuyện, sự kiện cần ghi nhớ. Tại mỗi địa điểm, bạn cần tìm thấy mối liên kết giữa nó với những thứ mà bạn muốn nhớ được.
Ví dụ, bạn cần ghi nhớ một bài thơ, trong bài thơ có hình ảnh thiên nhiên, vậy thì mối liên kết của những hình ảnh đó với hành trình bạn đi qua là ở những nơi có cây cối như con đường hằng ngày. Chỉ cần hình dung lại hoặc đi qua con đường là bạn sẽ nhớ về câu thơ ấy.
Để thực hiện tốt phương pháp cung điện ký ức, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hãy tạo ra một hành trình quen thuộc với bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, con người ghi nhớ hình ảnh và âm thanh tốt hơn nhiều lần so với việc đọc chữ. Vì thế, mỗi nơi mà bạn đi qua đều được bạn góp nhặt lại trong ký ức, tạo ra một lãnh thổ ký ức của riêng mình.
Điều bạn cần làm là ghi lại hành trình đó với những cột mốc quan trọng và nối tiếp nhau, từ con đường tới tòa nhà, từ cửa sổ tới bàn làm việc. Bất cứ nơi nào bạn thường xuyên xuất hiện, bạn cũng cần vẽ ra.
- Tìm kiếm mối liên kết. Sở dĩ người ta có thể thông qua địa điểm để ghi nhớ là vì những nội dung đó có mối liên kết với đặc điểm trong hành trình ký ức. Chính vì thế, trong khi vẽ ra hành trình của mình, hãy đánh dấu những ghi nhớ cần thiết như một hộp thư cố định. Mỗi địa điểm có một hộp thư riêng, chỉ cần đi tới đó, hình dung về nơi đó, hộp thư sẽ mở ra.
- Thường xuyên “dạo chơi” cung điện ký ức. Cung điện ký ức bản chất là xây dựng dựa trên sự quen thuộc của bạn. Vì thế, nếu bạn không dành thời gian liên kết cung điện với các ghi nhớ, bạn sẽ khiến nó trở nên mờ nhạt dần trong tâm trí.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này trong khi học ngôn ngữ mới, bằng cách tạo ra một cung điện ký ức với các từ vựng và những câu mô tả hành trình bạn đi qua.
Ví dụ, khi bạn bước vào trong lớp học, các từ vựng về bàn ghế, bảng, cửa sổ, học sinh, sách vở,... sẽ ngay lập tức hiện ra. Mỗi ngày bạn đều tiếp xúc với căn phòng đó và hình dung những từ vựng đó, nó sẽ trở thành thói quen ghi nhớ. Dù bạn ở một địa điểm khác, chỉ cần bạn hình dung về phòng học, bạn vẫn nhớ được từ vựng nhờ mối liên kết kỳ diệu ấy.
2. Phương pháp ghi chép sáng tạo
Ghi chép sáng tạo là sự “cởi mở” trong ghi chép. Thay vì ngồi viết hàng chục dòng chi chít chữ và hàng chục trang dài đằng đẵng mà không lưu giữ được nhiều, bạn cần đến ghi chép sáng tạo.
Trong ghi chép sáng tạo, yếu tố hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng, làm tăng hình dung cho trí não. Giống như bạn học được hết các từ vựng qua bài hát yêu thích, hay nhớ được trọn vẹn các tình tiết trong phim tốt hơn hẳn đọc một cuốn sách dày. Giáo sư Richard Felder của Đại học North California đã chỉ ra trong một nghiên cứu, con người có thể ghi nhớ hình ảnh, màu sắc, sơ đồ,... cao hơn 60.000 lần so với ghi nhớ văn bản thông thường.
Yếu tố hình ảnh cho phép bạn minh họa các nội dung, các dấu mốc, các điểm quan trọng dưới dạng hình ảnh thay thế hoặc hình ảnh bổ sung để gia tăng khả năng ghi nhớ.
Ví dụ, trong môn sinh học ở trung học, hoặc trong các môn giải phẫu của sinh viên y khoa, các hình vẽ tế bào, các hình vẽ cơ thể người luôn được sử dụng thường xuyên. Cách này giúp cho người học ghi nhớ tốt hơn các nội dung liên quan đến cấu tạo, vị trí, đặc điểm hình dạng của những bộ phận khác nhau.
Ngoài việc sử dụng hình ảnh minh họa, bạn có thể sử dụng các hình vẽ doodle tái hiện sự vật sự việc bằng những nét đơn giản, các bullet giúp phân chia nội dung, lên kế hoạch, theo dõi hành trình và quản lý cuộc sống cá nhân.
Tham khảo: Ứng dụng Sketchnote để quản lý cuộc sống
3. Luyện thói quen cho trí não
Nếu ngày nào bạn cũng làm đi làm lại một dạng bài tập, áp dụng nhiều lần một định lý, thì những kiến thức đó sẽ thường trực trong lãnh thổ ký ức như một cột mốc bền vững.
Một trong những phương pháp cải thiện trí nhớ mà các siêu trí tuệ chia sẻ chính là luyện cho trí não quen với việc ghi nhớ bằng cách để mọi thứ lặp lại như thói quen.
Một số người cho rằng đây là phương thức học thuộc máy móc, tuy nhiên, việc đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp hình thành một mô hình xếp lớp liên kết trong trí não. Các tầng kiến thức thông qua quá trình tiếp nhận lặp lại sẽ dần dần bổ khuyết vào những chỗ trống của lần đọc trước, làm dày dặn thêm tri thức và kiên cố hơn trong trí não.
Để hình dung rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể nhìn vào thực tế. Các thầy cô giáo của chúng ta có thể đứng trên bục giảng nói hàng giờ liền, truyền đạt một khối lượng kiến thức phong phú. Hay như các vị Giáo sư có thể ngồi trước hàng trăm người để bàn luận về một vấn đề nào đó mà họ không cần mở tài liệu hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào. Họ đã làm được điều này vì họ dạy, đọc và nghiên cứu kiến thức trong suốt nhiều giờ liền, qua từng năm và vô số lần. Bởi vậy, họ có thể nói và phân tích một cách trơn tru, giống như kiến thức tự sinh ra trong bộ não của họ vậy.
Một lưu ý dành cho những người “não cá vàng” có thể áp dụng vào những tình huống khác trong đời sống thường ngày mà không phải trong học tập, nghiên cứu, công việc, đó là: Hãy tạo ra các nhắc nhở ở xung quanh và hình thành thói quen kiểm tra checklist mỗi ngày.
Mỗi khi nhận được yêu cầu công việc, yêu cầu bài tập, cuộc hẹn với bạn bè, bạn hãy ghi lại trong một cuốn sổ và đặt nhắc nhở trên lịch của điện thoại. Cách này trước tiên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng quên mất việc quan trọng, việc cần thiết. Về lâu dài, nó sẽ trở thành thói quen tốt giúp bạn quản lý cuộc sống một cách khoa học và nắm bắt các hoạt động hằng ngày một cách dễ dàng. Để xây dựng một Checklist hiệu quả, bạn có thể lắng nghe những chia sẻ cả Họa sĩ Xuân Lan - Giảng viên bộ môn Sketchnote - Ghi chép sáng tạo tại WeStudy .
Đã đến lúc để bạn thoát khỏi “não cá vàng” và những tình huống dở khóc dở cười vì nó. Lưu lại những phương pháp tối ưu này để rèn luyện trí nhớ nhé!