Kỹ Năng Sống

Bàn Về Ngủ Trưa - Nét Văn Hóa Đặc Trưng Của Người Việt

27 thg 4, 2024

Ở phương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, người lao động bình thường không có thói quen ngủ trưa. Trong khi đó, phương Đông -...

ban-ve-ngu-trua-net-van-hoa-dac-trung-cua-nguoi-viet-97

Sự Khác Biệt Về Văn Hóa Làm Việc 

Đã có không ít bài báo cho thấy người nước ngoài khi tới Việt Nam ngỡ ngàng thế nào trước thói quen ngủ trưa của chúng ta. 

Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng với văn hóa làm việc chăm chỉ, nơi mà làm việc ngoài giờ là “luật bất thành văn” nếu muốn tồn tại trong môi trường công sở khắc nghiệt. Tại Nhật, mọi người thường tận dụng một tiếng nghỉ trưa để tiếp tục ngồi máy tính, chuẩn bị cho công việc tiếp theo vào ca chiều. 

Cảnh tượng này không còn xa lạ với các nhân viên công sở tại xứ sở hoa anh đào. Ảnh: GettyImages 

Còn ở phương Tây, đa phần các nhân viên đều muốn thể hiện hình ảnh rằng họ luôn làm việc và đặt công việc lên hàng đầu. Ví dụ, đánh một giấc sau giờ ăn trưa tại Mỹ có thể biến bạn thành người ngoài hành tinh trong mắt đồng nghiệp, tệ hơn là có thể bị sếp đánh giá là “không chăm chỉ”. 

Trong khi đó, Việt Nam ta lại tôn sùng “văn hóa ngủ trưa” tới mức nhiều văn phòng còn trang bị cả ‘phòng ngủ trưa’, kèm theo đó là đủ ‘bộ đồ nghề’ như gối ôm, băng bịt mắt, chăn, thảm,... để sẵn sàng yên giấc dù chỉ trong 30 phút. 

Việc Này Có Liên Quan Đến Khí Hậu 

Khá dễ hiểu rằng các quốc gia càng gần xích đạo hơn, có thời tiết nóng ẩm hơn sẽ ưa thích văn hóa ngủ trưa hơn các quốc gia ôn đới. 

Hãy lấy Việt Nam làm ví dụ. Nền văn minh lúa nước, chắc chắn rồi. Ông cha ta thường dậy sớm từ lúc mặt trời còn đang thập thò và kết thúc ngày làm việc khi mặt trời đã khuất bóng sau rặng tre. Tới mùa vụ, người nông dân phải luôn tay luôn chân trong cái nóng tháng 6 ‘chết cả cá cờ’, nên ban trưa là khoảng thời gian hiếm hoi để họ nghỉ ngơi lại sức. 

Lâu dần, việc ngủ trưa đã ăn sâu bén rễ vào lối sống và văn hóa của người Việt. Ngay cả khi đất nước bước sang thời kỳ công nghiệp - hiện đại hóa, nhiều công ty vẫn khuyến khích nhân viên nghỉ trưa và dành hẳn một khu vực riêng để giúp tối ưu hóa giấc ngủ trưa cho nhân viên. 

Văn hóa ngủ trưa đã ăn sâu vào lối sống của người Việt. Ảnh: VnExpress 

Tất nhiên Việt Nam không phải quốc gia duy nhất có văn hóa ngủ trưa. Tây Ban Nha chẳng hạn, nóng nực không kém nước ta là bao, coi giấc ngủ trưa là cách giúp họ trở nên sảng khoái vào buổi chiều. Tại đây, ngủ trưa được gọi là siesta. Theo truyền thống, người Tây Ban Nha là việc từ 9h đến 14h trong ca sáng, nghỉ trưa 2 tiếng, sau đó trở lại làm việc từ 16h đến 20h. Lý do được đưa ra là vì khung giờ nghỉ ở Tây Ban Nha thường quá nóng để làm bất cứ việc gì. 

Đồ Ăn Và Thức Uống 

Bữa trưa của hầu hết người châu Á nói chung và người Việt nói riêng sẽ chủ yếu là các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bánh mì, xôi, bún, rau, cá,... Các loại thực phẩm này giàu đường nên sau khi vào cơ thể sẽ tạo cảm giác buồn ngủ cho não, khiến người ăn cảm thấy buồn ngủ sau bữa trưa. 

Ngược lại, phần lớn bữa trưa của người châu Âu, châu Mỹ lại toàn là rau, salad kèm một số loại thịt, tỷ lệ carbohydrate rất nhỏ nên hiếm khi họ cảm thấy buồn ngủ.

Thói Quen Sinh Hoạt 

Đối với người châu Á, ngay từ khi học mẫu giáo đã được rèn thói quen ngủ trưa, về lâu dài sẽ tạo phản ứng cho não bộ: cứ tới giờ nghỉ trưa là cơ thể tự động buồn ngủ. 

Trong khi đó, hầu hết người nước ngoài từ nhỏ đã không có thói quen ngủ trưa, vả lại cha mẹ, ông bà họ cũng không ngủ trưa và cũng không ép họ ngủ trưa, vì vậy họ thấy việc ngủ trưa khá lạ lẫm và đôi khi là… kỳ quặc.  

Vậy Ngủ Trưa Có Tốt Không? 

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh giấc ngủ trưa ngắn có khả năng tái tạo năng lượng, cải thiện năng suất và trí nhớ. 

Những giấc ngủ trưa ngắn (15-30 phút) có thể giúp bạn phục hồi năng lượng và giảm mệt mỏi trong buổi chiều. Sau một đêm ngủ không đủ giấc, một giấc ngủ ngắn là liều thuốc hữu hiệu để chống lại cơn buồn ngủ ban ngày. 

Nghiên cứu của NHLBI cho rằng giấc ngủ ngắn có thể gia tăng hiệu suất tại nơi làm việc. Nó giúp cải thiện các chức năng nhận thức như ghi nhớ, suy luận logic và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. 

Ngoài ra, một giấc ngủ trưa ngắn có thể giảm thiểu tác động của việc thiếu ngủ đối với cơ thể, đặc biệt là tình trạng uể oải vào ban ngày và thường xuyên cáu gắt. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp, giấc ngủ trưa quá dài có thể đẩy bạn vào vòng luẩn quẩn mất ngủ. Bạn ngủ vào ban ngày để bù cho giấc ngủ ban đêm, nhưng sau đó lại mất ngủ ban đêm vì bạn đã ngủ vào ban ngày. 

Làm Thế Nào Để Ngủ Trưa Đúng Cách? 

Khi ở Roma thì hãy làm như người La Mã, câu tục ngữ này ý nói tốt nhất bạn nên tuân theo truyền thống hoặc phong tục của nơi mà bạn đang sống và làm việc. Thay vì một ngày uống 2-3 cốc cà phê thì bạn có thể ngủ một giấc ngắn ban trưa để phục hồi năng lượng cho buổi chiều. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý: 

Hiểu Rõ Về Cơ Chế Hoạt Động Của Giấc Ngủ 

Dù là ban đêm hay ban ngày, giấc ngủ luôn diễn ra theo một loạt các giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ hoàn chỉnh như sau. 

 

  • Giai đoạn 1. Giai đoạn nhẹ nhàng nhất, bạn rơi vào trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, thời lượng rơi vào khoảng từ 1-7 phút. 
  • Giai đoạn 2. Tiếp nối giai đoạn 1, kéo dài từ 10-25 phút. Trong giai đoạn này, các cơ bắt đầu thả lỏng và các cơ quan chức năng của cơ thể chậm lại. 
  • Giai đoạn 3. Đây là giai đoạn khi bạn rơi vào trạng thái ngủ sâu, xuất hiện sau khi bạn lơ mơ chừng 50 phút và kéo dài từ 20-40 phút. 
  • Giai đoạn 4. Giấc ngủ REM, là giai đoạn ngủ sâu và ngon nhất của chu kỳ. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này, bạn sẽ ngơ ngác một lúc và cảm thấy đầu óc trống rỗng, các suy nghĩ bị tan rã. 

 

Khi thời gian ngủ kéo dài vài giờ, cơ thể sẽ trải qua các giai đoạn này nhiều lần. Nói cách khác, đây là một chu kỳ khép kín và tuần hoàn. 

Tuy nhiên, trong một giấc ngủ ngắn, một người không có đủ thời gian để tiến tới giai đoạn 3 hoặc giấc ngủ REM, tức trạng thái ngủ sâu. Điều này có thể giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn và sảng khoái hơn. 

Ngược lại, những giấc ngủ dài hơn, kéo dài hơn 30 phút có thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ sâu và khi bừng tỉnh bởi tiếng chuông báo thức, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng uể oải, mất tập trung. 

Tạo Phản Ứng Não Bộ Về Ngủ Trưa 

Bạn có thể tạo thói quen ngủ trưa cho não bộ bằng cách thực hiện một vài bước theo đúng quy trình cụ thể. Giả sử, cứ khi ăn trưa xong là bạn tắt điện thoại, gập laptop, kéo rèm cửa, đặt đầu lên gối và nhắm mắt lại. Mọi thứ cứ theo một chu trình máy móc như vậy, lâu dần sẽ tạo phản ứng cho não bộ biết rằng khi bạn tắt điện thoại tức là bạn chuẩn bị đi ngủ. Việc này sẽ tạo thói quen giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

Đầu Tư Cho Giấc Ngủ Ban Đêm 

Với những người không có thói quen ngủ trưa hoặc muốn dành buổi trưa để làm những công việc khác, lời khuyên tốt nhất tôi có thể dành tới bạn là hãy đầu tư thật nhiều cho giấc ngủ ban đêm. 

Một giấc ngủ tối ưu vào ban đêm nên kéo dài từ 7-8 tiếng đối với một người trưởng thành, tuy nhiên nhiều người dù ngủ đủ thời gian đó nhưng vẫn thấy thèm ngủ, chất lượng giấc ngủ kém khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung làm việc vào ban ngày. 

Một vài mẹo sau đây có thể giúp ích: 

- Đọc sách trước khi ngủ khoảng độ 30 phút. 

- Không ăn no trước khi ngủ. 

- Nếu có thể, hãy tránh xa màn hình điện tử trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ. 

- Tập ngủ sớm và dậy sớm. 

- Có thể thử nghe các âm thanh trắng, tiếng ồn trắng để dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

- Và cuối cùng, hãy cố gắng thiết lập khung giờ ngủ và tỉnh dậy một cách đồng đều, tránh tình trạng mỗi đêm ngủ một giờ, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ khó mà bắt kịp. Khi đó, cảm giác mệt mỏi, uể oải là hệ quả tất yếu. 

Nguồn Tham Khảo 

#1. Người nước ngoài ngỡ ngàng với 'văn hóa ngủ trưa' ở Việt Nam | VnExpress 

#2. Vì sao chúng ta cần ngủ trưa? | Vietcetera 

#3. The Benefits of Napping | Nation Sleep Foundation 

#4. Tại sao người phương Đông có thói quen ngủ trưa còn người phương Tây thì không? | Northwest Vietnamese News 

#5. 4 giai đoạn của một giấc ngủ | Vinmec 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

trang-bi-ky-nang-song-cho-mua-mua-bao-o-sai-gon-258
24 thg 6, 2024

Trang bị kỹ năng sống cho mùa mưa bão ở Sài Gòn

Dưới đây là một số kỹ năng và biện pháp cần thiết để giúp bạn và gia đình an toàn khi gặp bão lũ, mưa lớn kéo dài.

ky-nang-sinh-ton-khi-co-chay-253
25 thg 5, 2024

Kỹ năng sinh tồn khi có cháy

Kỹ năng sống cơ bản khi có cháy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

5-cap-do-cua-nghe-thuat-khong-quan-tam-115
27 thg 4, 2024

5 Cấp Độ Của Nghệ Thuật Không Quan Tâm

Mỗi ngày, hàng triệu người phải chịu đau khổ vì để tâm quá nhiều thứ. Họ dành cả đời để bị cầm tù bởi những mối bất an...

hieu-ung-nguoi-bao-tro-day-chinh-minh-bang-cach-day-nguoi-khac-114
27 thg 4, 2024

Hiệu Ứng Người Bảo Trợ: Dạy Chính Mình Bằng Cách Dạy Người Khác

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc các anh chị lớn có xu hướng có chỉ số IQ cao hơn các em nhỏ của họ có thể là do các anh...

nguyen-tac-shirky-duy-tri-van-de-ban-giai-phap-113
27 thg 4, 2024

Nguyên Tắc Shirky: Duy Trì Vấn Đề, Bán Giải Pháp

Một loài ký sinh thông minh không giết chết vật chủ của nó. Nó có thể làm vật chủ suy kiệt, nhưng không bao giờ được tiêu diệt...

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.