Kinh Doanh

Leica: Màn Hồi Sinh Ngoạn Mục Từ Thương Hiệu Máy Ảnh Đẳng Cấp Bậc Nhất

27 thg 4, 2024

Hơn 100 năm trước, kỹ sư quang học Oskar Barnack làm việc tại công ty Ernst Leitz Werke đã tạo ra chiếc Leica đầu tiên, một khởi nguồn...

leica-man-hoi-sinh-ngoan-muc-tu-thuong-hieu-may-anh-dang-cap-bac-nhat-208

Một cuộc cách mạng trong giới nhiếp ảnh 

Leica là viết tắt của Leitzsche Camera, hay còn gọi là Ur-Leica, hoặc Camera của Leitz. Cái tên Leitz này nói lên nguồn gốc lâu đời của thương hiệu. 

Năm 1849, Carl Kellner thành lập Viện Quang học ở Wetzlar, Đức để nghiên cứu, chế tạo ống kính và thấu kính. Ernst Leitz là một trong những người lãnh đạo viện này. 

Năm 1869, Leitz biến Viện Quang học thành Công xưởng Ernst Leitz, chuyên sản xuất kính hiển vi và ống nhòm, về sau chế tạo máy ảnh chuyên dụng. Thời ấy, máy chụp ảnh thường rất nặng, cồng kềnh và rất đắt. Nó không thông dụng và không phải ai cũng thạo sử dụng chúng. 

Năm 1913, kỹ sư Oskar Barnack tại Công xưởng đã mày mò chế tạo ra máy ảnh chụp phim cuộn nhỏ, thao tác sử dụng dễ dàng, nhỏ gọn và đặc biệt là với giá thành không đắt. Tuy nhiên, ông lại chỉ giữ cho riêng mình.

Oskar Barnack: The Father of 35mm Photography | PetaPixel
Oskar Barnack - cha đẻ của máy ảnh Leica 

Một người khác của Leitz có vai trò quan trọng không kém là Max Berek, người đã phát triển thế hệ ống kính Leica đầu tiên với tiêu cự 50mm f/3.5 tối ưu cho định dạng film 35mm. Về sau, ống kính máy ảnh Leica trở thành chuẩn mực và được dùng để mô tả đỉnh cao của chất lượng hình ảnh.

Bảy năm sau đó, Ernst Leitz II kế nghiệp cha, đã quyết định thương mại hóa sản phẩm sáng tạo của Oskar Barnack. Ông cho ra thị trường loại máy chụp ảnh ống kính nhỏ và phim nhỏ đầu tiên trên thế giới, đặt tên là Leica. 

Ernst Leitz II | Verein WETZLAR ERINNERT e.V.
Dù Barnack là người khởi xướng, nhưng chính Leitz II mới là người châm ngòi của cho cuộc cách mạng nhiếp ảnh 

Đơn giản chỉ có thế, nhưng thực chất lại là một bước ngoặt với thương hiệu này. Leica đã thay đổi cục diện toàn bộ – việc chụp ảnh không còn là chuyện ghê gớm nữa – nó được phổ thông hóa. Phi đẳng cấp hóa chụp ảnh là bí quyết thành công quyết định nhất của thương hiệu Leica ở thời kỳ này. 

Gọn nhẹ và dễ sử dụng, lại không đắt đến mức chỉ những kẻ nhiều tiền lắm của trong xã hội mới sắm nổi – Leica không chỉ đáp ứng mong muốn của số đông mà còn khơi dậy thú chơi chụp ảnh, khai sinh ra cái gọi là thế giới nhiếp ảnh nghiệp dư. Cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật, Leica đã làm nên cuộc cách mạng thực sự trong thế giới nhiếp ảnh. 

Ngủ quên trên chiến thắng 

Thành công ban đầu này đã giúp Leica nổi tiếng thế giới. Ở Leica không chỉ “hữu xạ tự nhiên hương” mà còn có được sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu, vừa tạo ra nhu cầu; vừa chinh phục thị trường, vừa tạo ra thị trường. Thương hiệu này qua được Thế chiến thứ Hai mà không bị hề hấn gì. Trong thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ trước, Leica trở thành một trong những hãng chế tạo máy chụp ảnh nổi tiếng nhất thế giới. 

Nhưng sau đó là thời kỳ trượt dốc dài. Leica đã ngủ quên trong ánh hào quang của thành công nên không nhận ra rằng đối thủ cạnh tranh không chỉ ngày càng nhiều mà còn ngày càng khôn hơn và trưởng thành hơn. 

Leica dường như cũng sao nhãng về sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Đầu tư không đủ mức vào nghiên cứu và sáng tạo, trì trệ trong đổi mới công nghệ, bảo thủ trong thiết kế, xơ cứng trước những đòi hỏi mới và biến đổi về công năng của thiết bị, đặc biệt là chậm nhận biết sự phát triển và thắng thế của công nghệ kỹ thuật số và chiều hướng xóa nhòa ranh giới giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư trong sử dụng thiết bị và nghệ thuật nhiếp ảnh, quay phim – tất cả những sai lầm và thiếu sót đó đã đẩy Leica đến bên bờ vực phá sản. 

Thời điểm đó là năm 2005.

Sự hồi sinh ngoạn mục 

Nếu không có công ty gia đình đầu tư tài chính người Áo Kaufmann thì chắc Leica giờ đã yên nghỉ trong “nghĩa trang thương hiệu”. Andreas Kaufmann mua những cổ phần đầu tiên của Leica vào năm 2004. Khi đó thương hiệu này đang ở trong tình trạng tồn tại hay không tồn tại. 

Kaufmann mạnh bạo chơi canh bạc của cuộc đời khi quyết định đầu tư tất cả vào Leica. Trong vòng 2 năm, ông đổ tiền ra mua về 96,5 % cổ phần của Leica, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cơ cấu lại công ty và chủng loại sản phẩm, chấp nhận thua lỗ nặng cho tới tận năm 2009. Khi ấy, Kaufmann trình làng 3 sản phẩm mới của Leica và chặn được sự trượt dốc không phanh của thương hiệu này. Leica như thể được sinh ra một lần nữa.

Trên nền tảng sự hồi sinh ngoạn mục đó, Kaufmann đưa ra định hướng khiến gần như tất cả phải ngỡ ngàng: quay trở lại chế tạo máy chụp ảnh đen trắng. Thiên hạ không ngỡ ngàng sao được khi thời của máy ảnh đen trắng bị coi là chấm dứt đã từ lâu. 

Điều đặc biệt nhất trong quyết định này của Kaufmann là đi ngược với bí quyết thành công thuở ban đầu của thương hiệu. Máy ảnh đen trắng mới của Leica đắt, thậm chí rất đắt chứ không hề rẻ (giá gần 7.000 Euro chưa kể ống kính đâu có phải thấp). Kaufmann lại đẳng cấp hóa sản phẩm mang thương hiệu Leica, lấy giá trị nghệ thuật trong những gì mà sản phẩm mang tên thương hiệu này tạo nên làm tiêu chí xác định và đánh giá đẳng cấp.

Kaufmann provides new focus at Leica | Financial Times
Andreas Kaufmann đã chơi một canh bạc lớn về Leica 

Antonio Villas-Boas, phóng viên của Techinsider đang sử dụng một bộ máy Leica M Monochrome với giá 7.450 USD và ống kính Summicron M 90mm f/2.0 có giá 3.995 USD. Ông đưa ra những lý do cho thấy ngoài thương hiệu, sự đắt đỏ của ống kính đến từ Đức còn bao gồm cả chất lượng quang học. “Nhưng trong trường hợp bạn đang tự hỏi tại sao người ta có thể dành hàng chục nghìn USD để mua ống kính Leica, sự hoàn hảo chính là lý do”, Villas-Boas kết luận. 

Thành công của định hướng kinh doanh này khích lệ Kaufmann, nhưng đồng thời cũng đặt người đàn ông 59 tuổi này trước thách thức mới là phải có vốn đầu tư. Kaufmann liên minh với quỹ đầu tư hàng đầu thế giới là Blackstone. Hai bên hợp sức mua về 3,5% cổ phần còn lại của Leica mà Kaufmann không nắm giữ rồi phân chia lại, Kaufmann 55% và Blackstone 45%. Blackstone cam kết không chỉ liên minh dài hạn mà còn tiếp tục đầu tư để mở rộng kinh doanh khi cần thiết và điều kiện chín muồi. Giải pháp chỉ có thể là phải xây dựng hãng trở thành một tập đoàn tầm cỡ thế giới.

Lịch sử thương hiệu Leica chẳng khác gì câu chuyện về một huyền thoại trong thế giới thương hiệu trong tâm khảm của người Đức. Vì thế, không thể không bi hài khi thương hiệu lớn này của nước Đức lại được cứu bởi tiền của và công sức của một người Áo.

Bài học thất bại của Leica không phải chỉ là của riêng đối với thương hiệu này mà thấy cả ở rất nhiều thương hiệu khác trong thế giới thương hiệu. Nhưng bài học thành công của nó thì không giống ở đâu khác, không lẫn đi đâu được và cũng không dễ bắt chước.

Nguồn: Tổng hợp 

Đọc thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

#1. Thất Bại Của Kodak: Sự Lụi Tàn Của Một Đế Chế Nhiếp Ảnh - Nắm giữ một loạt ưu thế đó trong suốt gần như toàn bộ thế kỷ 20, nhưng một loạt các quyết định sai lầm đã khiến đế chế máy ảnh Kodak lụi bại và thành công của họ dần trôi vào dĩ vãng. Điều gì đã xảy ra? Và bạn có thể học được gì từ thất bại này? 

#2. Làm Thế Nào Một Thương Hiệu Lốp Xe Được Xem Là Nhà Phê Bình Ẩm Thực Lớn Nhất Thế Giới? - Chứng chỉ IELTS vẫn được xem là thước đo phổ biến nhất để đánh giá trình độ tiếng Anh. Trong giới ẩm thực, các nhà hàng cũng có một thứ na ná chứng chỉ kiểu vậy, gọi là sao Michelin. Cái kỳ lạ ở đây là, Michelin vốn là một thương hiệu sản xuất lốp xe. Mà lốp xe thì liên quan quái gì tới ẩm thực? Chà, liên quan lắm đấy chứ. Và câu chuyện khởi nguồn cũng thú vị không kém. 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

tai-sao-chung-ta-me-man-cac-san-pham-cua-apple-231
27 thg 4, 2024

Tại Sao Chúng Ta Mê Mẩn Các Sản Phẩm Của Apple?

Hầu hết mọi người đều hiểu thực tế rằng Apple đã để thua trong trận chiến PC với Microsoft và chỉ khi Apple cho ra đời iPod và sau...

victorias-secret-thanh-cong-pha-san-tu-tu-230
27 thg 4, 2024

Victoria's Secret: Thành Công, Phá Sản, Tử Tự.

Một buổi sáng bình minh tháng 8 năm 1993, Roy Larson Raymond, một doanh nhân tài ba, người sáng lập chuỗi cửa hàng nội y Victoria’s Secret...

10-cau-chuyen-thu-vi-ve-thuong-hieu-nike-229
27 thg 4, 2024

10 Câu Chuyện Thú Vị Về Thương Hiệu NIKE

Tôi luôn ấn tượng với Nike. Tôi xỏ Nike Cortez để chạy bộ, Nike Air Force 1 để đi học và giày bóng rổ thì có cả tá đôi với biểu...

de-che-ty-do-nike-va-nguoi-dan-ong-dung-sau-no-228
27 thg 4, 2024

Đế Chế Tỷ Đô Nike Và Người Đàn Ông Đứng Sau Nó

Trẻ tuổi, xông xáo, thiếu tiền nhưng thừa nhiệt huyết, chàng trai Phil Knight 24 tuổi vay bố 50 đô để thực hiện Ý tưởng Điên rồ...

nike-da-bo-lo-ban-hop-dong-ty-do-voi-stephen-curry-nhu-the-nao-227
27 thg 4, 2024

Nike Đã Bỏ Lỡ Bản Hợp Đồng Tỷ Đô Với Stephen Curry Như Thế Nào?

Stephen Curry là một trong những gương mặt sáng giá nhất Giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) trong 10 năm trở lại đây. Lên ngôi vô địch 4...

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.