Chiếc hộp táo – “Kẻ tạo nên những quý ông”
Cách đơn giản nhất là dùng một “hộp táo”, chiếc thùng gỗ nhỏ mà mục đích sử dụng ban đầu để chứa đồ nghề. Qua thời gian, những chiếc hộp táo đã trở thành một nhân viên không thể thiếu trong đoàn làm phim nhờ vào tác dụng “chống trọng lực” tuyệt vời của chúng. Một số hộp thậm chí còn có những thanh gia cố bên trong để chắc chắn hơn.
Đội sản xuất thường xuyên sử dụng những hộp này để kê tất cả những thứ cần đặt lên cao hơn khi máy quay chạy, và trong phần lớn trường hợp thì “thứ cần đặt” ở đây có thể chính là người diễn viên.
Những chiếc hộp này phổ biến tới nỗi các đoàn làm phim thậm chí có cả thuật ngữ gọi tắt dùng trên trường quay để chỉ ba tư thế đặt hộp: “L.A”, hay “cả quả” là khi đặt một cách bình thường, đáy là mặt rộng nhất, chiều cao hộp lúc này là thấp nhất; “New York” là khi đặt hộp theo chiều thẳng đứng để đạt chiều cao lớn nhất; và “Texas” hoặc “Chicago” để chỉ cách đặt còn lại, hộp sẽ có chiều cao trung bình.
Khi nam diễn viên chính quá lùn cho cảnh quay, đội sản xuất sẽ cho anh ta đứng trên một chồng vài chiếc hộp và chỉ cần tránh không quay lộ chân anh ta mà thôi. Đó là lý do tại sao những người làm trong ngành điện ảnh đôi khi còn gọi những chiếc hộp táo này là “kẻ tạo nên những quý ông”.
Để làm cho những diễn viên không có chiều cao lý tưởng như Tom Cruise, Al Pacino, Humphrey Bogart và James Cagney trông có vẻ lực lưỡng hơn, các đoàn làm phim còn phải sử dụng những đôi giày đặc biệt, các góc quay thấp, chế tạo những khung cửa với tỷ lệ khác thường hay từng set đồ họ mặc trên người cũng đều phải cân đo kỹ lưỡng. Họ thậm chí còn đào các con hào nhỏ cho những người còn lại trong cảnh phim bước đi bên cạnh nam diễn viên chính. Đúng là muôn hình vạn trạng!
Chiều cao khiêm tốn rõ ràng là một bất lợi với một nam diễn viên, và có lẽ Tom Cruise hiểu điều này hơn ai hết. Để hạn chế bị “dìm hàng” hết mức có thể, Tom đặt ra nguyên tắc là không bao giờ quay chung cảnh chạy với một diễn viên nào khác. Có lẽ bạn diễn của Cruise cảm thấy anh còn khó tính hơn cả đạo diễn.
Nhưng khoan, chẳng phải Tom Cruise hay Kevin Hart vẫn là diễn viên xuất chúng đó thôi. Trước khi bạn thắc mắc chiều cao khiêm tốn có phải là rào cản hay không, bạn nên nhìn vào nam diễn viên Peter Dinklage, người chỉ cao khoảng 1,35m. Dù thế anh vẫn có vai diễn để đời Tyrion Lannister trong Game of Thrones (Trò chơi vương quyền) và trở nên vô cùng nổi tiếng.
Giảng viên tại WeStudy nói gì về vấn đề này?
Trong bài giảng đầu tiên về ba yếu tố cần có với một diễn viên, NSND Hoàng Dũng nói như sau:
Thứ nhất, người diễn viên cần có tài năng.
Không hẳn là tài năng diễn xuất bẩm sinh hay nghiệp diễn xuất ăn vào máu. Đó có thể là sự xuất sắc được tôi luyện theo thời gian. Tập luyện giúp phân biệt một nghệ sĩ tài năng và một nghệ sĩ vĩ đại. Tôi đã thảo luận điều này rất rõ trong bài viết về Quy tắc 10.000 giờ, bạn hãy xem qua.
Thứ hai, người diễn viên cần có ngoại hình.
Trước hết đó là một khuôn mặt không có tật. Khi nghe tới đây, tôi đã nghĩ Humphrey Bogart là một ngoại lệ (Bogart có sẹo ở môi và điều này đã tạo nên giọng nói ngọng đặc trưng của ông).
Về ngoại hình, NSND Hoàng Dũng nói diễn viên cần có một thân hình cân đối, ưa nhìn. Ông không có vẻ gì như là bắt buộc người diễn viên phải có chiều cao lý tưởng cả. Với ông, chiều cao lý tưởng được xem là lợi thế, nhưng nếu không có thì cũng chưa tới mức đáng lo âu.
Thứ ba, người diễn viên cần có giọng nói.
Cái này tưởng ít quan trọng nhưng thực ra quan trọng không kém hai cái trên là mấy. Giọng nói có thể coi là vật trang sức với diễn viên. Nếu so sánh giữa Beckham và Tom Hiddleston, nếu nhìn bề ngoài, phần lớn phụ nữ sẽ chọn Beckham, nhưng một khi cất tiếng nói, thì cái chất giọng quý tộc kia sẽ khiến Beckham chẳng còn chút ưu thế nào. Chất giọng của Hiddleston có sức quyến rũ chết người với phái nữ, còn với phái nam thì chắc chỉ thầm ước mong giọng nói đó thuộc về mình.
Bạn thấy đấy, chiều cao cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong yếu tố ngoại hình, nằm trong ba điều kiện cần với một diễn viên mà NSND Hoàng Dũng đưa ra. Có lẽ bạn sẽ quen dần với việc mang những đôi giày độn tới 5 – 10cm hoặc phải đứng trên kệ trong hầu hết các cảnh quay – nhưng cứ vô tư đi.
Nghệ thuật mà, hy sinh tý có sao. Thứ cuối cùng mà khán giả thấy là những thước phim đã qua chỉnh sửa, và thực sự thì họ cũng chẳng quan tâm lắm tới chiều cao của bạn đâu. Cách bạn diễn mới là thứ đọng lại trong đầu họ.
Người thì nghĩ cốc nước vơi một nửa, người lại nghĩ cốc nước đầy một nửa. Tôi mong bạn thuộc vế sau. Chiều cao khiêm tốn không thể cải thiện – nhưng ắt hẳn luôn có đường để lách. Vì vậy, hãy dồn tâm sức vào diễn thật hay, rèn giọng nói thật chuẩn và phát triển nhiều kỹ năng khác.
Và lần tới khi bạn lại tự ti về chiều cao của mình, hãy xem qua một vài thước phim của Tom Cruise hoặc Al Pacino. Cố gắng bắt chước họ, bằng một phần mười họ cũng được – vì nhiêu đó là đủ rồi.
Bạn quan tâm tới các bài viết khác về diễn xuất của WeStudy?
1/ Method Acting: Bài Kiểm Tra Mức Độ Cao Nhất Với Diễn Viên - Tìm hiểu về kỹ thuật diễn xuất thượng hạng đã giúp Marlon Brando và hàng loạt các tên tuổi khác tại Hollywood vươn tới đỉnh cao danh vọng.
2/ Làm Cách Nào Để Trở Thành Diễn Viên Truyền Hình? - Muốn trở thành diễn viên truyền hình có khó không, lộ trình ra sao, thu nhập thế nào,... câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này.
3/ “Nữ hoàng” Helen Mirren Tiết Lộ 4 Bí Quyết Giúp Chọn Kịch Bản Mát Tay Và Vai Diễn Để Đời! - Cùng lắng nghe cách Helen Mirren - nữ diễn viên gạo cội từng đoạt giải Oscar chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn kịch bản, yếu tố quan trọng nhất của một bộ phim.