Cuộc sống

Chủ tịch nước Tô Lâm đương nhiệm vị trí Tổng Bí Thư

3 thg 8, 2024

Tại hội nghị bất thường vào sáng ngày 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã bầu Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm vị trí Tổng Bí thư cho nhiệm kỳ 2021-2026.

chu-tich-nuoc-to-lam-duong-nhiem-vi-tri-tong-bi-thu-265

Tại hội nghị bất thường vào sáng ngày 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã bầu Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm vị trí Tổng Bí thư cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong buổi họp báo ngay sau hội nghị, Phó trưởng ban Tuyên giáo Lại Xuân Môn thông báo rằng ông Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, với số phiếu tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ điều hành các công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo các trách nhiệm và quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.

Trước đó, Bộ Chính trị đã phân công Chủ tịch nước Tô Lâm điều hành các công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 22/5. Khi đó, trên cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, ông đã thực hiện nhiều chuyến công du Lào và Campuchia, điều này với mong muốn thể hiện thông điệp là dành sự ưu tiên lớn nhất cho mối quan hệ với hai quốc gia láng giềng ngày mới gắn kết bền chặt hơn.

Tiếp theo, ông Tô Lâm cũng tham gia buổi chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch. Trong buổi hội đàm, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chứng kiến lễ ký kết 11 văn kiện giữa hai bên, bao gồm kế hoạch triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam.

Chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị và chọn Tổng Bí thư từ các Ủy viên Bộ Chính trị.

Quy định 214 yêu cầu Tổng Bí thư phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng với những phẩm chất và năng lực cần thiết: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"...

Tổng Bí thư cần có kinh nghiệm và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên, trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Công tác tư pháp và cải cách tư pháp cần tiếp tục được thúc đẩy với quyết tâm chính trị cao và lộ trình phù hợp, chống lại sự bảo thủ và cục bộ.

Trong bài viết của mình, đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, đã ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân, không 

quản ngại tuổi già sức yếu, một lòng hướng về nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã qua đời lúc 13h38 ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do tuổi cao và bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc nuối trong lòng người dân Việt Nam, đây cũng là mất mát to lớn trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với cương vị mới, Chủ tịch nước nay là Tổng Bí Thư nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ có những sự nghiệp vẻ vang, tiếp nối truyền thống của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 

Nguồn ảnh: vnexpress


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.