Cuộc đời và sự nghiệp
Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết được mệnh danh là “cây đại thụ" trong nền văn hoá cải lương của nước nhà. Vào khoảng đầu năm 1960, bà bắt đầu sự nghiệp cải lương và dần tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả. Đến thời điểm hiện tại, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết vẫn luôn tạo nhiều điểm sáng cho loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Bình Khánh, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Thời còn đi học, bà đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật về ngâm thơ, ca hát đồng thời rất năng nổ trong những hoạt động về văn nghệ buổi đêm.
Khi lên 9, bà gặp biến cố khi mẹ đột ngột qua đời. Mất mẹ từ sớm, bà cũng dần giác ngộ với những nguyên lý hoạt động tự nhiên của cuộc đời từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về kiếp sống nhân sinh. Đó chắc hẳn cũng là lý do khiến NSND Bạch Tuyết đưa tâm hồn mình vào cải lương một cách đời nhất. Thời điểm đó, bà bắt đầu đi hát ở những nhà hàng, đem giọng ca cho khán giả, điển hình là những ca khúc như: Nắng đẹp miền Nam, Làng tôi, Tiếng coi trong sương đêm…
Bà kể rằng, thời thơ ấu, giống như những người bạn đồng trang lứa khác, bà cũng rất Thanh Nga. Và đến một ngày bà vô tình được Thanh Nga khen rằng có khiếu hát cải lương. Thanh Nga còn nói với Bạch Tuyết rằng: "Em đi hát đi, chứ mặt em mà đi hát thì em nổi tiếng dữ lắm". Đây cũng chính là lời khích lệ khiến Bạch Tuyết càng có nhiều động lực để tự tin đi theo con đường nghệ thuật và thành công rực rỡ.
Năm 1960, NSND Bạch Tuyết có cơ hội gặp gỡ nhiều nghệ sĩ lúc bấy giờ khi theo học tại trường nội trú do các ma-sơ. Cũng trong thời điểm này bà được nhà soạn giả Điêu Huyền nhận làm con nuôi và tạo điều kiện cho tham gia các vở hát lớn nhỏ.
Theo đuổi nghệ thuật nhưng vẫn muốn học hành chăm chỉ
Tuy chạm ngõ với nghệ thuật từ sớm, nhưng NSND Bạch Tuyết vẫn luôn có mong muốn được tập trung hoàn thành sự nghiệp học tập một cách trọn vẹn nhất. Có thời điểm giọng ca vở Kiếp Chung Chồng xin tạm nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài, điều này cũng khiến nhiều người ủng hộ và ngưỡng mộ sự quyết tâm của bà. Bên cạnh đó, bà cũng nhiều lần “nghỉ ngang" việc ca hát chỉ để dùi mài kinh sử
Đối với Bạch Tuyết, việc học hành là điều bắt buộc bà phải đạt được, bởi kiến thức sẽ là nền tảng vững chắc để tạo được vị thế của bà trong cuộc đời. Ngoài ra, từ nhỏ NSND Bạch Tuyết cũng đã gắn bó sâu sắc với vô số cuốn kinh phật, văn sách.. nên bà cũng dần được thấm nhuần tư tưởng về những điều gốc rễ mà một người nên mang theo bên mình. Đây cũng chính là điểm sáng tạo nên sự khác biệt của người NSND.
Những cột mốc về giải thưởng âm nhạc trong cuộc đời của NSND Bạch Tuyết
Cuối năm 1962, bà được vào đoàn Bạch Vân và hoạt động năng nổ tại đây. Năm sau đó, bà lại nhận được giải Thanh Tâm với vai trò là diễn viên triển vọng.
Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý Hương và bắt đầu hợp tác cũng nhiều nhà soạn giả chính là Hà Triều - Hoa Phượng, cũng từ đó mà tài năng của bà ngày được khẳng định vững chắc hơn nữa. Bằng chứng là lại một năm sau đó, Bạch Tuyết nhận được huy chương vàng giải Thanh Tâm cho hạng mục diễn viên xuất sắc trong vở Tần nương thất. Thời điểm đó, các đơn vị truyền thông báo chí còn tặng cho bà danh xưng “Cải lương chi bảo" nhờ thành công vẻ vang của vai diễn Lê Thị Trường An trong vở Tuyệt tình ca. Danh xưng này cũng theo bà đến tận bây giờ.
Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn hát Dạ Lý Hương và đã cùng Bạch Tuyết tạo nên hiệu ứng cặp đôi sân khấu cực kỳ đình đám. Độ ăn khách của cặp đôi đã trở thành huyền thoại lúc bấy giờ vì sự kết hợp quá ăn ý.
Đến sau năm 1968, tình hình chiến tranh diễn biến phức tạp, những đoàn hát cũng phải hạn chế mở cửa. Các gánh hát vẫn rất đông đúc người đến xem, tuy nhiên vìn việc quản lý chưa hợp lý cũng như có sự trở ngại về giờ giấc mở cửa nên Bạch Tuyết cũng tạm ngưng hoạt động cải lương.
Thời gian sau đó bà bắt đầu theo học ngành Luật. Năm 1985, ở tuổi 40 Bạch Tuyết chạm ngõ giảng đường đại học và nhận được bằng Cử nhân Ngữ Văn. Đến năm 1988, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và đồng thời bà cũng tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia.
Đến năm 2011, bà chính thức được phong tặng danh hiệu NSND ở lần xét duyệt thứ 7. Đây cũng là một trong những cột mốc quan trọng của Bạch Tuyết.
Tạm kết
Nếu để khắc hoạ rõ nét hơn về sự nghiệp và cuộc đời của NSND Bạch Tuyết, chắc hẳn sẽ vô cùng đa dạng, thú vị. Không phải ngẫu nhiên mà bà là nhận được nhiều sự yêu mến và trân trọng đặc biệt từ đại đa số đồng nghiệp cũng như khán giả từ nhiều năm nay. Chắc hẳn nền nghệ thuật nói chung và loại hình cải lương nói riêng sẽ luôn cần những cái tên như NSND Bạch Tuyết để có thể ngày càng phát triển mạnh hơn.