Sáng Tạo

Tại Sao Càng Ràng Buộc Càng Khiến Bạn Sáng Tạo Hơn?

27 thg 4, 2024

Trong Câu chuyện đồ chơi 2 (Toy Story 2), kẻ lấy trộm Woody, Al McWhiggin (chủ cửa hàng Al's Toys Barn) đã gọi thợ bảo dưỡng đến sửa...

tai-sao-cang-rang-buoc-cang-khien-ban-sang-tao-hon-153

Sức mạnh của những ràng buộc 

Dựa trên kinh nghiệm bản thân, tôi nêu ra một vài lợi ích của những ràng buộc như dưới đây. 

Ràng buộc thúc đẩy sự sáng tạo 

Năm 1960, Bennett Cerf, nhà sáng lập công ty xuất bản Random House, đã cược Theo Geisel (hay Tiến sĩ Seuss) 50 đô rằng ông sẽ không thể viết một cuốn sách thiếu nhi chỉ với 50 từ khác nhau. 

Tiến sĩ Seuss chấp thuận và kết quả là một cuốn sách nhỏ có tên Green Eggs and Ham. Kể từ khi ra đời, hơn 200 triệu bản in đã được bán, khiến nó trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Seuss và là một trong những cuốn sách thiếu nhi bán chạy nhất lịch sử. 

Tiến sĩ Seuss, tên thật là Theodor Seuss Geisel (1904 - 1991). Ảnh: Gene Lester/ Getty Images

Trên thực tế, Tiến sĩ Seuss rất thích những vụ cá cược như trên. Cuốn sách bán chạy trước đó của ông, The Cat in the Hat, cũng ra đời từ một lời thách đố tương tự. 

Năm 1948, William Spaulding, giám đốc bộ phận giáo dục của Houghton Mifflin, đã thách Seuss viết một câu chuyện mà “học sinh lớp một không thể đặt xuống.” Không chỉ vậy, Seuss chỉ được phép sử dụng 225 từ khác nhau từ danh sách 348 từ. 

Sau khi xuất bản vào năm 1957, The Cat in the Hat đã thành công ngay lập tức và đưa tên tuổi Seuss vào hàng ngũ tác giả thiếu nhi nổi tiếng thế giới. Niềm yêu thích cuốn sách của độc giả đã truyền cảm hứng giúp Seuss cùng vợ bắt tay sáng lập ra Beginner Books, một nhà xuất bản chuyên sản xuất những cuốn sách tương tự để giúp trẻ em học đọc. 

 


“Bạn có thể tìm thấy phép thuật ở bất cứ đâu. Cứ ngồi xuống và thư giãn, tất cả những gì bạn cần là một cuốn sách.” — Tiến sĩ Seuss 

 


Những gì Tiến sĩ Seuss khám phá được là sức mạnh của việc thiết lập các ràng buộc. Những người sáng tạo thường được cho là bay bổng, không noi theo khuôn khổ và vượt xa khỏi giới hạn. Nhưng không, chính những ràng buộc thúc đẩy con người trở nên sáng tạo hơn. Hãy xem qua một vài ví dụ. 

Nếu bạn chơi bóng rổ và cao 2m30 như Yao Minh, việc của bạn chỉ đơn giản là rướn người và thả bóng vào rổ. Rất ít người cản được bạn. Bạn chẳng cần màu mè, cứ việc chơi đơn giản thôi. Nhưng nếu bạn chỉ cao có 1m80, tất nhiên, bạn sẽ lọt thỏm giữa những kẻ khổng lồ. Để ghi điểm, bạn phải nhanh hơn, kỹ thuật hơn, nhiều chiêu trò hơn. Thực tế này có thể được kiểm chứng trong bất cứ bộ môn nào, người có thể hình hạn chế thường có kỹ thuật lắt léo khó đoán hơn.

Michael Jordan, người được vinh danh là cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất bởi công thủ toàn diện, trên thực tế chỉ cao 1m98 (mức tầm trung tại NBA). Ảnh: Fernando Medina/ Getty Images

Những điểm tưởng chừng là bất lợi lại trở thành lợi thế. Vì chỉ có 50 từ để sử dụng, do đó Tiến sĩ Seuss buộc phải sáng tạo ra nhiều cách kết hợp từ mới. Tương tự, một cầu thủ thấp bé phải học nhiều cách dứt điểm khác nhau để thoát khỏi vòng vây, các ràng buộc ép bạn nghĩ ra nhiều giải pháp thay thế. 

Ràng buộc thúc đẩy năng suất của bạn 

Anthony Trollope, người phát minh ra hộp thư công cộng đỏ rực trên toàn nước Anh mà bạn vẫn thấy, là một trong những tác giả có “tốc độ sáng tác ổn định đến tuyệt vời”, ít nhất theo lời Stephen King kể trong On Writing là thế. 

Ban ngày, Trollope làm thư ký ở Ban Bưu chính Anh Quốc. Ông viết hai tiếng rưỡi mỗi sáng trước khi đi làm, với chiếc đồng hồ trước mặt và ép bản thân đạt 250 từ mỗi 15 phút. Ngày nào cũng vậy. Nếu Trollope mới viết được nửa câu mà hết hai tiếng rưỡi, ông ấy sẽ bỏ dở câu đó tới sáng hôm sau. 

Chiến lược của ông được giải thích trong cuốn sách Daily Rituals của Mason Currey như sau: 

 

“Sự phân chia thời gian này cho phép tôi viết được hơn mười trang tiểu thuyết mỗi ngày, và nếu duy trì qua mười tháng, sẽ cho ra ba cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn ba tập trong năm…” — Anthony Trollope 

 

Vì Anthony chỉ có hai tiếng rưỡi để viết mỗi ngày, do đó ông buộc phải tận dụng tối đa thời gian đó. Tất nhiên, không mấy ai giữ vững tinh thần kỷ luật được như ông, nhưng câu chuyện trên cũng có thể được xem là một khuôn mẫu xứng đáng học tập theo.

Ràng buộc ép bạn phải làm việc 

Sau khi dạy tại MIT được một vài năm, Dan Ariely, người được biết đến nhiều nhất dưới vai trò tác giả cuốn Phi lý trí, đã tiến hành một thí nghiệm thú vị với các sinh viên như sau. 

Ở lớp học đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho sinh viên biết sẽ có ba tiểu luận chính cho học kỳ kéo dài 12 tuần. Các sinh viên này đã lựa chọn chia thời gian nộp bài trong suốt cả học kỳ để tránh tình trạng trì hoãn. 

Ở lớp thứ hai, các sinh viên chỉ cần nộp bài vào buổi học cuối cùng. Không có bất cứ hạn nộp nào cả. 

Ở lớp cuối cùng, các sinh viên được yêu cầu phải nộp ba bài tiểu luận theo đúng hạn vào tuần thứ 4, 8 và 12. Ở đây không có chỗ cho sự tự do và linh động. 

Kết quả trả về cho thấy những sinh viên phải nộp bài theo hạn cố định đạt điểm tốt nhất; sinh viên không có hạn nộp đạt kém nhất; sinh viên được phép chọn ba hạn nộp có kết quả nằm ở giữa. 

Kết quả này nói lên điều gì? Theo Dan Ariely, “việc hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do của các sinh viên (các hạn nộp cách đều) là phương pháp tốt nhất để chữa trị căn bệnh trì hoãn.” 

Những ràng buộc chưa hẳn đã giúp bạn trở nên sáng tạo hơn, nhưng ít nhất nó ép bạn phải ngồi vào bàn làm việc. Tôi luôn tin tưởng vào câu nói của Chuck Close rằng: “Cảm hứng là dành cho những kẻ nghiệp dư. Chúng tôi chỉ đơn giản thức dậy và làm việc. Mọi ý tưởng tuyệt vời tôi từng có đều bắt nguồn từ công việc.” Bạn biết mà, mọi ý tưởng dù sáng tạo hay ho tới mấy, nếu không ngồi xuống mà phác lên giấy thì nó mãi chỉ là ý tưởng mà thôi. 

Đọc thêm

#1. Học Được Gì Từ Thói Quen Làm Việc Của Các Thiên Tài Sáng Tạo?

#2. Làm Thế Nào Để Trở Nên Vĩ Đại?

#3. Ba Phẩm Chất Cần Có Ở Một Người Sáng Tạo Thành Công 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

agatha-christie-da-tro-thanh-nu-hoang-truyen-trinh-tham-nhu-the-nao-160
27 thg 4, 2024

Agatha Christie Đã Trở Thành Nữ Hoàng Truyện Trinh Thám Như Thế Nào?

Kỷ lục Guinness liệt Agatha Christie là nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, và nhân vật nổi tiếng nhất của bà, Hercules Poirot, chỉ...

dune-va-bo-oc-dang-sau-no-159
27 thg 4, 2024

‘Dune’ và Bộ Óc Đằng Sau Nó 

Từng bị 22 nhà xuất bản từ chối, Dune đến nay đã bán được hơn 20 triệu bản toàn cầu, có lẽ là cuốn tiểu thuyết khoa học...

7-loi-khuyen-neil-gaiman-danh-tang-cac-nha-sang-tao-tre-hoac-tung-tre-158
27 thg 4, 2024

7 Lời Khuyên Neil Gaiman Dành Tặng Các Nhà Sáng Tạo Trẻ (Hoặc Từng Trẻ) 

"Hầu hết chúng ta chỉ tìm thấy giọng nói của chính mình sau khi từng nghe giống giọng rất nhiều người khác."

ta-nen-sang-tao-vi-tien-hay-vi-dam-me-157
27 thg 4, 2024

Ta Nên Sáng Tạo Vì Tiền Hay Vì Đam Mê?

 T ại sao không là cả hai? 

muon-sang-tao-ra-nhung-tac-pham-nen-hon-156
27 thg 4, 2024

Muốn Sáng Tạo Ra Những Tác Phẩm 'Nên Hồn'?

H ãy tạo ra những thứ không nên hồn trước. 

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.