Sáng Tạo

Định Nghĩa Lại Giá Trị Của Hội Họa: Đừng Ngủ Quên Trong Khắc Nghiệt Và Tôn Sùng 

27 thg 4, 2024

Dù cho hàng chục thế kỷ đã trôi qua, dù cho dòng chảy lịch sử của hội họa đã kinh qua biết bao nhiêu trường phái, người ta vẫn...

dinh-nghia-lai-gia-tri-cua-hoi-hoa-dung-ngu-quen-trong-khac-nghiet-va-ton-sung-133

Hội họa trong những khắc nghiệt và tôn sùng

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, người ta vừa có thể đối xử khắc nghiệt với hội họa, nhưng đồng thời cũng lại bày tỏ sự tôn sùng bái phục trước nó không? Giống như việc bạn cảm thấy tính toán cộng trừ rất đơn giản, nhưng để bạn vẽ một bức tranh thì bạn sẽ ngay lập tức e ngại. Hội họa nằm trong phạm trù của nghệ thuật thị giác, bị tác động và đồng thời cũng tác động trở lại thẩm mỹ của con người. Bản chất của hội họa là hình thành dựa trên kỹ thuật, nhận thức, phát hiện sáng tạo. Nhưng khi nhìn nhận về hội họa, đôi khi người ta bỏ qua chữ kỹ thuật và quy nó thành sản phẩm độc nhất từ trí sáng tạo. Có lẽ vì thế mà trong một người có thể đồng thời tồn tại hai loại cảm xúc riêng biệt này. 

Vector miễn phí vẽ tay đầy màu sắc minh họa tinh thần đồng đội với nhóm người trên thế giới

Những khắc nghiệt tai hại

Vì hiểu nhầm về sự ra đời của một tác phẩm hội họa, người ta nghiễm nhiên cho rằng tác phẩm hội họa luôn luôn là sự bay bổng, và người sáng tạo ra nó cũng là những người bay bổng, mơ màng, thiếu thực tế. Hiểu nhầm đó chuyển biến thành thái độ khắc nghiệt. 

Người ta tự ngăn cản bản thân đến quá gần với hội họa, hầu như không muốn một lần thử nghiệm xem mình có hứng thú với nó hay không, có khả năng học nó hay không. 

Người ta tự đặt ra những định kiến đối với hội họa, tự chèn ép nó xuống thành một bộ môn dành cho những kẻ không có tương lai, hoặc phủ nhận giá trị giáo dục của nó. 

Người ta không chỉ ngăn cản chính mình mà còn ngăn cản những đứa trẻ của mình, cố gắng hướng chúng về những lựa chọn đúng đắn và an toàn theo quan điểm của bản thân. 

Và vì thế, chẳng tự nhiên họ dành thời gian thưởng thức một bức tranh, dành thời gian tìm hiểu tác giả của bức tranh trước mặt mình hay cố gắng hiểu các trường phái phân lập của nó. 

Sự tôn sùng thần thánh

Các họa sĩ có giỏi không? Đương nhiên rồi, chúng ta có thể dành cho họ từ tuyệt vời. Và những người như Picasso, Van Gogh,... phải được gọi là những thiên tài. Những họa sĩ được ngưỡng mộ, những bức tranh được đôn giá trị lên một mức kinh ngạc, và thế là người ta tôn sùng. 

Sự tôn sùng ấy đến từ hỗn hợp người, có người vì thực lòng ngưỡng mộ tài năng, dành thời gian để nghiên cứu bức tranh, tìm hiểu về tác giả, muốn sở hữu nó như một kho báu tích lũy. Có người chỉ vì họ nổi tiếng nên tranh của họ đáng giá cho một chỗ trong nhà và ai cũng phải trầm trồ thán phục. 

Khi người ta đi lựa tranh để trang trí cho căn nhà của mình, những bức tranh là những món hàng có giá trị như nhau, đó là giá trị làm đẹp. Vì thế, nếu họ bày tỏ sự tôn sùng với bức tranh, thì đó cũng là sự tôn sùng trước cái đẹp theo quan điểm của họ, tôn sùng bản thân vì đã kịp thời phát hiện ra tác phẩm này. 

Đôi khi, chúng ta sẽ thấy khắc nghiệt và tôn sùng cùng giao với nhau. Sự khắc nghiệt ngăn cản những người tầm thường tiếp cận hội họa, đồng thời tôn sùng đẩy hội họa tới một vị trí không ai với tới. Chính vì thế, những người lựa chọn học hội họa như một ngành chính thường phải đối mặt với những nhận xét đầy tính định kiến. 

Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần định nghĩa lại một cách chính xác giá trị của hội họa. Khi nhận định được những giá trị này, khắc nghiệt được cởi bỏ và sự tôn sùng cũng được hạ thấp mức độ, để hội họa bước ra cái bóng cao quý của nó, tiến gần tới đời sống thường nhật, ngang hàng và có ý nghĩa tương tự như các ngành học khác. 

Giá trị của hội họa nằm ở đâu?

Có không ít những bài viết nói về lợi ích của hội họa, hay tại sao nên học hội họa từ rất sớm. Vậy nhưng, nếu để nói tới giá trị của hội họa, thì nó sẽ gồm những yếu tố sau:

Một sản phẩm phục vụ tinh thần 

Hội họa là một bộ môn nghệ thuật, xung quanh nó còn có văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”, tức là trong khối đoàn kết nghệ thuật đó, mục tiêu cuối cùng hướng đến phải “vị nhân sinh”. Khi người nghệ sĩ khơi cái nguồn cuộc đời để làm tư liệu, thì sản phẩm họ tạo ra phải quay trở lại để nhận sự đồng cảm và công nhận của người khác, chạm tới sợi dây rung động của những người xung quanh và cả những người đang nghe, đang nhìn chúng ta đó, 

Tóm lại rằng, hãy coi nghệ thuật, và cả hội họa nữa, là một sản phẩm làm phong phú đời sống tinh thần của mọi người. Đứng trước một tác phẩm hội họa, hãy nghĩ đến sự bình đẳng, như thế bức tranh bạn thưởng thức sẽ lan tỏa đúng ý nghĩa của nó. 

Hội thảo nghệ thuật vector miễn phí trong studio

Một nghề biểu diễn đẹp 

Hãy ngừng lại sự tôn sùng nghệ thuật như một phương thức giải trí cao cấp. Hội họa của một họa sĩ nổi tiếng, với một bức tranh của họa sĩ bé nhỏ, ít tiếng nói, thì đều là một mặt hàng nghệ thuật đặc thù. 

Người ta học hội họa vì ngưỡng mộ nó, nhưng rồi họ cũng sẽ dùng hội họa như một công cụ kiếm tiền. Hiển nhiên, điều này đúng, kiếm tiền từ hội họa không phải là đang vấy bẩn nó, mà đang hợp thức hóa nó thành một nghề cần được công nhận. 

Thay vì nói hội họa vô dụng, thì hãy coi nó là nghề biểu diễn đẹp, một nghề mà yêu cầu trình độ sáng tạo bậc nhất, một nghề dành cho tâm trạng và cảm xúc. 

Một thành tố giáo dục quan trọng

Việc giáo dục học sinh về hội họa cũng quan trọng như việc học văn hóa vậy. Các bạn nhỏ trong môi trường giáo dục cần được nhận thức từ sớm ý nghĩa của hội họa, đối xử bình đẳng với nó. 

Bản phác thảo trẻ em vector miễn phí được tô màu theo phong cách vẽ tay

Rất nhiều trường học, hội họa bị coi là môn không quan trọng, chính vì vậy học sinh trở nên bỡ ngỡ với hội họa và sự kỳ diệu ẩn giấu sau mỗi bức tranh. Giáo dục trẻ tiếp cận hội họa, sẽ kích thích khả năng sáng tạo vô hạn, củng cố tư duy logic và sự nhạy bén với màu sắc.

Tham khảo: Hành trình học vẽ, không gian đối thoại của những đứa trẻ.

Hơn hết, những đứa trẻ được giáo dục đầy đủ, được lớn lên với những bức tranh sẽ càng tinh tế hơn, và biết cách bày tỏ cảm xúc tế nhị thông qua trạng thái tranh vẽ. 

 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

agatha-christie-da-tro-thanh-nu-hoang-truyen-trinh-tham-nhu-the-nao-160
27 thg 4, 2024

Agatha Christie Đã Trở Thành Nữ Hoàng Truyện Trinh Thám Như Thế Nào?

Kỷ lục Guinness liệt Agatha Christie là nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, và nhân vật nổi tiếng nhất của bà, Hercules Poirot, chỉ...

dune-va-bo-oc-dang-sau-no-159
27 thg 4, 2024

‘Dune’ và Bộ Óc Đằng Sau Nó 

Từng bị 22 nhà xuất bản từ chối, Dune đến nay đã bán được hơn 20 triệu bản toàn cầu, có lẽ là cuốn tiểu thuyết khoa học...

7-loi-khuyen-neil-gaiman-danh-tang-cac-nha-sang-tao-tre-hoac-tung-tre-158
27 thg 4, 2024

7 Lời Khuyên Neil Gaiman Dành Tặng Các Nhà Sáng Tạo Trẻ (Hoặc Từng Trẻ) 

"Hầu hết chúng ta chỉ tìm thấy giọng nói của chính mình sau khi từng nghe giống giọng rất nhiều người khác."

ta-nen-sang-tao-vi-tien-hay-vi-dam-me-157
27 thg 4, 2024

Ta Nên Sáng Tạo Vì Tiền Hay Vì Đam Mê?

 T ại sao không là cả hai? 

muon-sang-tao-ra-nhung-tac-pham-nen-hon-156
27 thg 4, 2024

Muốn Sáng Tạo Ra Những Tác Phẩm 'Nên Hồn'?

H ãy tạo ra những thứ không nên hồn trước. 

Liên Kết Chia Sẻ

hello88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.