Sáng Tạo

Chuyện Sáng Tạo: Đừng Nhầm Lẫn Giữa Công Thức Với Khuôn Mẫu

27 thg 4, 2024

 Hôm qua, khi lướt những trang mạng dành cho những người yêu mèo, tôi đột nhiên nhìn thấy một câu nói. Nó đã khiến tôi suy nghĩ...

chuyen-sang-tao-dung-nham-lan-giua-cong-thuc-voi-khuon-mau-141

Lồng sắt khuôn mẫu đã nhốt những cá tính sáng tạo như thế nào?

Trong suốt 12 năm học, có bao nhiêu lần bạn thực sự tự mình sáng tạo ra những lời văn? Có một thực tế vô cùng rõ ràng trong việc học các môn xã hội, người ta đã áp vào nó định kiến của sự dài dòng và học thuộc. Giáo viên có xu hướng đọc và yêu cầu học sinh chép đầy đủ vào vở từng ly từng chỗ. Đến khi đi thi, phần mà học sinh có thể sáng tạo được, chắc chỉ có mở bài và kết bài. Cách thức này ban đầu đã định khuôn cho những tư duy tác phẩm của học sinh, buộc chúng phải nghĩ theo giáo viên. Từ đó, học sinh có xu hướng ỷ lại vào kiến thức của giáo viên thay vì chủ động tìm kiếm tư liệu và bày tỏ chính kiến. 

Văn chương có một mầm mống nhất định của năng khiếu, giống như bất cứ lĩnh vực nào cùng trong phạm trù nghệ thuật như âm nhạc, hội họa. Nhưng, đúng vậy, chúng ta sẽ cùng nhau đặt một chữ “nhưng” ở đây bởi vì, năng khiếu là một phẩm chất trời ban. Nó sẽ nở rộ nếu bạn cho nó kỹ thuật sử dụng. Đồng thời nó cũng có thể lụi tàn nếu bạn để mặc nó với số phận. 

Xem thêm: Bứt Phá Trong Nghệ Thuật: Không Có Năng Khiếu Có Phải Điểm Yếu?

Denis Diderot - một nhà văn, nhà triết học khai sáng người Pháp đã từng nói: When science, art, literature, and philosophy are simply the manifestation of personality they are on a level where glorious and dazzling achievements are possible, which can make a man's name live for thousands of years. Tức là, những không gian nghệ thuật thường thức đều được xây dựng từ mong muốn, thỏa nguyện thể hiện tính cách của người nghệ sĩ, và thế là chỉ cần bộc lộ bản thân, họ được truyền tụng nhiều năm. 

Free photo children's fantasy tale with planets and space

Khi một người được thể hiện tính cách, họ đã thoát ly khỏi cái lồng nhốt mình bao năm qua. Vậy, một số lồng sắt khuôn mẫu giam giữ linh hồn sáng tạo sẽ thường bao gồm:

“Tôi không cần các bạn làm gì nhiều hơn”

Chúng ta hãy cùng thừa nhận với nhau rằng, kỹ thuật là nền móng cơ bản. Không có kỹ thuật, sáng tạo chỉ là một cái khao khát thoát ra từ miệng. 

Dù vậy, chúng ta không thể chỉ có mỗi kỹ thuật. Bạn hoàn toàn có thể học thuộc hàng trang giấy, đọc vanh vách những gì có trong sách giáo khoa. Nhưng mục đích cuối cùng của bạn là gì?

Bạn có thể viết mọi bài viết mẫu mực, bố cục hay phát triển ý không có gì để chê nữa cả, nhưng rồi không một ai muốn đọc? Nguyên nhân là ở đâu?

Nếu giáo viên nói với bạn rằng “Tôi không cần các bạn làm gì nhiều hơn”trong khi bạn đang suy nghĩ về một cách tiếp cận vấn đề mới. 

Nếu sếp nói với bạn rằng “Tôi không cần các bạn làm gì nhiều hơn” trong khi bạn đang muốn trình bày ý tưởng mới.

Nếu khách hàng nói với bạn rằng “Tôi không cần các bạn làm gì nhiều hơn” trong khi bạn định đề xuất các dự án sáng tạo. 

Thì đó chính là cái lồng mà họ muốn bạn bước vào. Họ khát cầu sự sáng tạo, tất nhiên rồi, song họ cũng muốn bạn chỉ ở trong giới hạn của họ, trong những cái lặp đi lặp lại. Họ coi việc bạn làm đúng khuôn mẫu đó, tức là bạn hoàn thiện việc sáng tạo. 

“Hãy suy nghĩ lại”

Sáng tạo đôi khi là một công việc mạo hiểm, vì bản chất của nó là thử nghiệm cái mới. Có thể bạn sẽ thành công, ghi một dấu ấn mới. Và cũng có thể bạn sẽ thất bại, thứ còn lại với bạn là dự án không có ai ủng hộ. 

Bạn biết Tố Hữu đúng không, ông đã từng nói như thế này: “Sung sướng không phải ở chỗ hưởng thụ mà chính là ở chỗ sáng tạo”. Quá trình khai phá và lao động với lòng sáng tạo sục sôi mới là thứ mà bạn cần tìm kiếm, tận hưởng. 

Tôi đã nghe đến vài lần “Hãy suy nghĩ lại”, đặc biệt là ở khoảng thời gian đăng ký thi THPT quốc gia. Giáo viên cũ của tôi khuyên tôi hãy học sư phạm, đừng bỏ lỡ những năm tháng học văn. Giáo viên dạy văn của tôi thời điểm đó đã có chút nghi ngờ về ngành tôi định học. Nhưng, tôi vẫn quyết định sẽ đi con đường của riêng mình. Nếu tôi học kinh tế giống mọi người, thì chắc giờ này tôi vẫn đang chật vật cùng những con số. Nếu tôi học luật giống mọi người, thì chắc giờ này vẫn thu mình ngồi đọc những trang sách luật. 

Cuộc đời không có nếu như, ít nhất thì tôi đã chọn đúng một không gian, để tôi có thể thoải mái bước đi với tâm trí sáng tạo mà không còn điều gì ngăn cản nữa cả. Đôi khi chúng ta nên lắng nghe những lời khuyên, như việc tôi rời ban D để sang ban A rồi lại về ban C vậy. Nhưng, bạn cần có một lưới lọc, giữ lại những ý tưởng khuyên nhủ phù hợp với mình, chứ đừng để nó là viên đá ngăn cản những dòng suối sáng tạo tìm đến bạn. 

Trong bộ phim Người mẹ tồi của tôi đang công chiếu gần đây, có một phân cảnh rất đáng để ghi nhớ. Người mẹ đẩy con trai - người bị tai nạn liệt người và trí tuệ dừng ở năm 7 tuổi - đến trang trại nuôi heo của mình. Tại đây, người mẹ đã nói với chàng trai: Những chú heo thường chạy xuống bùn để tắm, bùn giúp chúng gột sạch những thứ bụi bẩn, để cơ thể chúng tươi mát và sạch sẽ, mượt mà hơn. Rồi con người mang chúng về, nhốt chúng lại, bắt chúng quanh quẩn trong một không gian chật hẹp. Và thế là chúng lăn lộn với đống phân và nước tiểu của chính mình. Con người gọi loài heo là sự bẩn tưởi, nhưng trước khi bị nhốt trong lồng, chúng tự do và sạch sẽ. 

Sáng tạo cũng thế, trước khi bị nhốt vào lồng, chúng đã gọi những ước mơ, đã khiến người ta cầm bút vẽ, cất tiếng hát mà chẳng lo nghĩ hay quan tâm gì cả. Nhưng vào lồng, sáng tạo bị giám sát dưới những đôi mắt. Chúng ta sợ hát không hay, chúng ta sợ bị gạch đá, chúng ta yếu đuối tự ti và gầm gũi trong một đống hỗn độn của cuộc sống và trong chính tâm trí. 

Xem thêm: Định nghĩa lại giá trị của hội họa: Đừng ngủ quên trong khắc nghiệt và tôn sùng 

“Sáng tạo cũng hay nhưng thôi mạo hiểm quá”

Bạn có thất vọng khi nghe được điều này không? Tôi chắc rằng đây là cảm xúc của nhiều bạn trẻ khi muốn thể hiện các ý tưởng của mình, rồi lại phải dẹp bỏ nó vì những lời từ chối. Giống như rót một ly nước, không ai muốn mực nước tràn ra ngoài. Giống như nằm trên một chiếc giường, người ta sẽ cố gắng giữ tư thế ổn định, tránh mép giường để không rơi xuống. Bản năng con người khát cầu những vùng an toàn, thà bình ổn chứ không đổi thay mạo hiểm. Giống như việc chúng ta giữ mèo bằng lồng, bằng dây xích, chúng ta muốn nó được an toàn. 

Nỗi sợ hãi căn bản với thế giới ngăn chúng ta đến gần với những gì mới lạ. Những cây hoa xấu hổ vội vàng cụp lại khi có người  chạm vào, vô tình đã bỏ qua một người lữ khách đem lòng yêu mến nó. Thời đại ngày nay, sáng tạo đã tự do hơn rất nhiều, cũng được công nhận và tuyên truyền tốt hơn. Nhưng điều đó thường ở một bộ phận cá nhân, hoặc những doanh nghiệp đã có vị thế vững vàng cùng nguồn tài chính dồi dào. Những doanh nghiệp nhỏ hơn thường có ít cơ hội thể nghiệm sáng tạo hơn do nỗi lo về mặt kinh phí, từ đó họ bị hạn chế bởi một số khung sắt của những nỗi lo. 

Công thức sáng tạo không phải là khuôn mẫu

Nhiều người đánh đồng công thức với khuôn mẫu. Thực tế, hai góc độ khác nhau hoàn toàn. Trong khi khuôn mẫu giống như một cái lồng nhốt cá tính sáng tạo, thì công thức là một vạch kẻ đường giúp cho sự sáng tạo tìm đến được cội nguồn của dòng thác ý tưởng. 

Free photo light bulb with drawing graph

Có thể ví công thức sáng tạo giống như một nền móng nhà, khi người sáng tạo củng cố được nền móng ấy, những bức tường sáng tạo sẽ được dựng xây. Chất liệu để làm nền móng sẽ gồm:

- Khao khát của bạn là gì? => Khi khao khát hiện ra, tức là nó đang thực hiện nhiệm vụ nảy sinh ý tưởng. Trong bạn có một khao khát, khao khát ấy sẽ thúc giục tư duy của bạn để hình thành những hành vi tương ứng. 

- Chất liệu xã hội bạn định khai thác? => Đây là trục cốt lõi để hình thành ý tưởng. Xã hội là một không gian đồ sộ, bạn có thể bơi ở trong đó cho đến khi tìm ra điểm kết nối với khao khát của mình. 

- Giá trị nhân văn của ý tưởng? => Sáng tạo là tự do cá tính, nhưng sáng tạo phải nằm trong sự ràng buộc với ý thức hệ đạo đức. Tức là, phải đảm bảo được các tính chất nhân quyền, bình đẳng, tôn trọng,... 

- Tương tác phản biện? Sáng tạo không phải là những thứ nằm yên trên giấy, tự đẩy lên độc tôn. Sáng tạo phải tham gia vào đối thoại phản biện, thừa nhận vấn đề và giải quyết vấn đề để giúp ý tưởng có chiều sâu.

Gợi ý: Những Điều Chưa Kể Về Người Làm Sáng Tạo Nội Dung 

Cùng một ý tưởng về cảnh đường phố mùa thu, có người quay ra được khung cảnh buồn bã thương tiếc, có người lại quay thành một ngày dịu dàng. Kết quả cuối cùng chính là sự thiết lập khác nhau bắt đầu từ nguyện vọng, ý muốn ban đầu của người sáng tạo. Công thức là thứ mà bạn có thể áp dụng để duy trì khả năng sáng tạo một cách lâu dài. Đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc xã hội cần thiết về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức.


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

agatha-christie-da-tro-thanh-nu-hoang-truyen-trinh-tham-nhu-the-nao-160
27 thg 4, 2024

Agatha Christie Đã Trở Thành Nữ Hoàng Truyện Trinh Thám Như Thế Nào?

Kỷ lục Guinness liệt Agatha Christie là nhà văn bán chạy nhất mọi thời đại, và nhân vật nổi tiếng nhất của bà, Hercules Poirot, chỉ...

dune-va-bo-oc-dang-sau-no-159
27 thg 4, 2024

‘Dune’ và Bộ Óc Đằng Sau Nó 

Từng bị 22 nhà xuất bản từ chối, Dune đến nay đã bán được hơn 20 triệu bản toàn cầu, có lẽ là cuốn tiểu thuyết khoa học...

7-loi-khuyen-neil-gaiman-danh-tang-cac-nha-sang-tao-tre-hoac-tung-tre-158
27 thg 4, 2024

7 Lời Khuyên Neil Gaiman Dành Tặng Các Nhà Sáng Tạo Trẻ (Hoặc Từng Trẻ) 

"Hầu hết chúng ta chỉ tìm thấy giọng nói của chính mình sau khi từng nghe giống giọng rất nhiều người khác."

stan-lee-da-tao-ra-spider-man-nhu-the-nao-155
27 thg 4, 2024

Stan Lee Đã Tạo Ra Spider-Man Như Thế Nào?

C âu chuyện bắt đầu từ đâu nhỉ?  Có lẽ là vào những năm thơ ấu của Stan Lee, thời mà bút danh Stan Lee chưa ra đời mà vẫn còn...

muon-sang-tao-ra-nhung-tac-pham-nen-hon-156
27 thg 4, 2024

Muốn Sáng Tạo Ra Những Tác Phẩm 'Nên Hồn'?

H ãy tạo ra những thứ không nên hồn trước. 

Liên Kết Chia Sẻ

68 Game Bài ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.