Nói Biểu Cảm

Làm Sao Để Chuyển Hóa Mặc Cảm, Tự Ti Thành Động Lực Giao Tiếp?

27 thg 4, 2024

Điều gì khiến bạn ấp úng và căng thẳng đến mức tứa mồ hôi đầy tay hoặc không thể kiểm soát nhịp điệu giọng nói khi phải...

lam-sao-de-chuyen-hoa-mac-cam-tu-ti-thanh-dong-luc-giao-tiep-38

1. Glossophobia là gì?

Glossophobia xuất phát từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của hai từ: γλῶσσα (glōssa), có nghĩa là lưỡi hay ngôn ngữ/ bài phát biểu, và φόβος (phobos), sợ hãi hoặc lo sợ. 

Khi đứng trước khán giả, công chúng, người nghe dạng số đông, họ sẽ bị rơi vào vòng tròn lo âu và cứ quanh quẩn ở trong đó. Một số người có vẻ tự tin hơn thường đánh giá thấp mức độ lo âu khi phải phát biểu của người khác. Tuy nhiên, thực tế sự lo âu đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, hành vi, chất lượng giao tiếp, và cũng không phải thứ dễ dàng loại bỏ. Với những người Glossophobia, họ cần sự cổ vũ và hỗ trợ nhiều hơn là chỉ trích và phán xét, bởi vì nó có thể trở thành bóng ma tâm lý khiến họ càng thêm bối rối, hoảng sợ trước đám đông. 

Một số biểu hiện cụ thể của Glossophobia bao gồm: 

Trong giọng nói

Giọng nói gấp gáp hoặc ngập ngừng, các nhịp điệu, phát âm, biểu cảm, tốc độ nói không được kiểm soát tốt, ở mức độ nhẹ là nói quá nhanh hoặc ngắt nghỉ không đúng, nặng hơn là không thể trình bày một cách mạch lạc hay phát âm ra các từ ngữ sẵn có trong tâm trí.

Xem thêm: Cảm xúc chi phối giọng nói của chúng ta như thế nào?

Cảm xúc thể hiện

Để biết một người có đang gặp phải nỗi sợ phải nói hay không, bạn có thể nhìn vào đôi mắt họ. Một số người dù sợ nhưng họ vẫn cố gắng che giấu vì không muốn nhận lại lời phê bình, đánh giá. Nhưng ánh mắt thì luôn nói thật, và nếu nhìn sâu trong đôi mắt, bạn sẽ thấy sự tránh né nhìn vào người nghe, sự bối rối và lo lắng phải trả lời những câu hỏi phản biện. 

Minh họa khái niệm lo lắng

Tình trạng thể chất

Những người trong nỗi sợ này thường cảm thấy khá lúng túng khi phải xử lý các cảm xúc, ngôn ngữ của mình trước đám đông. Vì vậy, họ có thể cảm thấy khó thở, gia tăng nhịp tim do cảm thấy hồi hộp và lo âu. 

Trong một nghiên cứu vào năm 2013 với tiêu đề Treating...social anxiety disorder, Garcia-Lopez đã chỉ ra rằng: các triệu chứng khác về mặt sinh học bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp, giãn đồng tử, tăng việc tiết mồ hôi và hấp thụ oxy, làm cứng cổ/ lưng và khô miệng.

Glossophobia xảy ra ở những người đang bị rối loạn lo âu xã hội, nhưng không có nghĩa là Glossophobia không xảy ra ở những người khác. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải Glossophobia ít nhất một lần cho đến khi họ giải quyết xong vấn đề đó hoặc tìm ra cách để thoát khỏi nó. Điều này nhắc chúng ta rằng, Glossophobia cũng không phải chỉ tồn tại ở những người hướng nội. Những người hướng nội về mặt định hình tính cách, họ không thích giao tiếp xã hội quá nhiều. Trong khi đó, Glossophobia là nỗi sợ giao tiếp, thuyết trình, phát ngôn trước đám đông, định hình trên những lo âu của chủ sở hữu. 

Gợi ý: Định kiến xã hội hướng ngoại, người hướng nội xoay sở ra sao?

2. Nguyên nhân dẫn đến Glossophobia

Điều gì khiến một người cảm thấy lo âu khi phải nói trước đám đông? 

Trong các nghiên cứu về hội chứng Glossophobia, các nhà khoa học đã chỉ ra vô số các nguyên nhân có thể dẫn đến nỗi sợ này từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Chủ yếu có một số nguyên nhân dưới đây.

Ám ảnh hành vi quá khứ

Ám ảnh hành vi quá khứ là một trong số những “gốc rễ” tạo ra nỗi sợ nói trước đám đông, và cũng là sự tích lũy theo thời gian khiến cho nỗi sợ ấy trở nên kiên cố. 

Những nỗi ám ảnh phổ biến có thể tác động đến nỗi sợ nói bao gồm: 

Sự bảo bọc quá tốt từ gia đình cùng với sự định hướng kề cận từ cha mẹ khiến cho một số cá nhân không có sự tiếp xúc thực tế với xã hội. Vòng tròn cuộc sống của họ chỉ xoay quanh việc học, lo lắng về thành tích, không chơi đùa cùng bạn bè, không có những cơ hội mở rộng vòng giao tiếp sẽ khiến họ dễ bị tư ti, lo ngại khi phải mở lời cùng người khác. Những người như vậy, khi đứng trước đám đông, họ sẽ không biết phải xử lý trạng thái cảm xúc của mình ra sao, quản lý ngôn ngữ và dẫn dắt người nghe như thế nào. Đồng thời, họ cũng rất để ý đến ánh nhìn và sự đánh giá của người khác, một phần là do định kiến “kỳ vọng” “đánh giá” từ thời thơ ấu đã hình thành nên sự lo lắng đó. 

Người phụ nữ bị những suy nghĩ ám ảnh đau đầu vấn đề chưa được giải quyết chấn thương tâm lý trầm cảm

Ngược lại, một số người khi lớn lên trong sự lạnh nhạt, không được coi là thông minh, thường xuyên nhận lời chê trách, phê bình trước đám đông cũng sẽ có những nỗi sợ tương tự. Họ không ý thức được điểm mạnh của mình, cũng không được xây dựng sự tự tin cần thiết.

Sự phê bình đó có thể đến từ gia đình, lớp học hoặc từ một số tình huống khác trong môi trường đám đông khiến cho họ cảm thấy ám ảnh, lo âu và không thể vượt qua nó. 

Họ có thể đã từng bị phê bình trước nhiều người khác.

Họ có thể đã từng bị đánh giá và phán xét bởi nhiều ý kiến. 

Họ có thể đã từng bị chỉ trích và cho rằng bản thân thật kém cỏi, không tài giỏi, luôn làm người khác phật lòng. 

Nếu chỉ nghe, có thể bạn sẽ cảm thấy những điều này qua rồi thì quên đi là được. Nhưng lời nói lại có sức sát thương vô cùng mạnh mẽ, nó có thể thao túng tâm lý của một người, có thể cổ vũ thì cũng có thể hủy hoại sự tự tin của họ. 

Gợi ý: Bí quyết thuyết phục đỉnh cao từ những nhà diễn thuyết

“Vỏ ốc” tự ti

Giống như nỗi sợ hãi đối với nước, nỗi sợ hãi nói trước đám đông cũng diễn ra như vậy. Khi đứng trước đám đông, họ sẽ cảm thấy rụt rè hơn, và hàng ngàn câu hỏi “Liệu đám đông có chê trách mình không?”, “Liệu mình có thể làm tốt được không?”, “Liệu những điều mình sắp nói có khiến họ hài lòng”, “Mình phải làm thế nào mới tốt”,... kiểm soát lý trí và cảm xúc của họ. Khi bạn chìm vào trong nước, bạn không thể thở, chỉ có thể vùng vẫy nhưng lại không có một sợi dây nào để nắm lấy, vừa tuyệt vọng lại vừa hy vọng, lại cố gắng để tìm kiếm sự sống, Glossophobia cũng diễn ra như vậy. Những người sợ nói cảm thấy thất bại trước việc phát ngôn với đám đông, nhưng trên hết, họ vẫn hy vọng vào một sự thay đổi, một điểm tựa để họ thực sự cất lời như những gì mà họ đã nghĩ. 

Một nữ doanh nhân đang ôm tóc vì căng thẳng trong công việc.  vẽ tay phong cách minh họa thiết kế vector.

Mỗi người có một chiếc vỏ ốc giúp họ lẩn tránh nguy hiểm và cũng giúp họ nhận thức được những sự kiện không chắc chắn, không lường trước về nguy cơ để mau chóng tránh xa. Trong một vài trường hợp, chiếc vỏ ốc sẽ là vũ khí. Nhưng trước một đám đông đang chờ đợi để lắng nghe, chiếc vỏ ốc sẽ là gánh nặng ngăn lại sự tỏa sáng.

Bên trong chiếc vỏ ốc là thế giới nội tâm đầy hỗn loạn, nếu không thể bước ra khỏi chiếc vỏ tự ti, thì ánh mặt trời sẽ không thể chiếu đến bạn. Đa phần sự tự ti này xuất phát từ việc so sánh bản thân của mình với người khác, tự tạo ra những áp lực vô hình. Nó cũng sẽ tự phát sinh từ những người không thể kiểm soát nỗi sợ hãi bên trong bản thân. Những cảnh báo về nguy cơ tiêu cực thế chỗ cho toàn bộ những suy nghĩ tích cực, xâm lấn lý trí khiến chúng ta trở nên rụt rè và thiếu quyết đoán khi phải nói ra điều gì đó. 

3. Làm thế nào để bước ra khỏi Glossophobia?

Glossophobia - nỗi sợ khi phải nói trước đám đông của mỗi người không giống nhau. Có những người ở mức độ nhẹ hơn, các biểu hiện về thể chất, hành vi còn ở trong phạm vi kiểm soát, có thể dễ dàng loại bỏ. Nhưng với những người gặp phải Glossophobia ở mức độ nặng, có thể cần tham vấn tâm lý và sử dụng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Vì thế, để biết được Glossophobia đang ở mức độ nào, trước hết bạn cần lắng nghe bản thân và nhìn nhận lại những lần bạn đứng trước đám đông. 

Nếu bạn thường xuyên thấy khó thở, tụt huyết áp hoặc một số triệu chứng thể chất, tinh thần nghiêm trọng hơn, hãy tìm đến bác sĩ. 

Nếu bạn vẫn đang hình dung được về nỗi sợ của mình, kiểm soát được cảm xúc, thể chất, hành vi, bạn có thể thực hiện một vài lời khuyên dưới đây của chúng mình. 

Những lời khuyên này không đưa bạn trực tiếp ra khỏi Glossophobia, vì Glossophobia là sự trỗi dậy mạnh mẽ của đứa trẻ sợ hãi bên trong tâm hồn, nên bạn thực sự cần kiên trì luyện tập mỗi ngày. 

Đối mặt với nỗi sợ của chính mình

Cách tốt nhất để bạn biết được chính xác nỗi sợ đó diễn ra như thế nào, đó là đối mặt với nó. 

Bạn muốn giải tốt một bài toán, bạn phải hiểu những định nghĩa, định lý xung quanh nó.

Bạn muốn viết một bài văn hay, bạn phải thực sự hiểu tác phẩm và những liên tưởng hình tượng của nó.

Vì thế, với Glossophobia, bạn phải biết được nỗi sợ ấy đến từ đâu, tại sao nó lại xuất hiện. Khi bạn giao tiếp với nỗi sợ, tức là bạn đang giao tiếp với “đứa trẻ bóng tối” bên trong nội tâm. Đứa trẻ ấy chính là người dẫn đường của mọi sự lo lắng, sợ hãi, mà khi bạn không kiểm soát được, nó sẽ lớn lên từng ngày và che lấp ánh sáng tích cực của bạn. 

Luyện tập cảm xúc

Bạn sợ hãi khi đứng trước đám đông, cảm xúc của bạn trở nên lạc bước. Lo âu, hoảng loạn, thậm chí là muốn chạy trốn, chúng thúc giục tâm trí của bạn khiến bạn trở nên bất an. Người khác có thể cổ vũ cho bạn, nhưng điểm tựa vững vàng nhất mà bạn có chính là “sự tự tin của bản thân”. 

Luyện tập cảm xúc là hành trình xây dựng lại sự tự tin của bản thân, tin rằng mình có thể làm được, mình có thể bứt phá, mình có thể về đích. Sự tự tin đã bị đổ vỡ trong quá trình trưởng thành, không sao cả, hãy xây dựng lại nó. 

Trước tiên, bạn cần đặt mình vào trong đám đông, để học cách ổn định cảm xúc, và nên nhớ một nguyên tắc là không bao giờ vội vàng. Bạn có thể bắt đầu với một nhóm nhỏ là bạn bè của mình, kết nối với họ trong những buổi trò chuyện, nói ra những suy nghĩ của bản thân. Sau đó, hãy nâng dần cấp độ của các nhóm lên, từ thân thành quen biết, thành lạ, từ nhóm nhỏ sang nhóm lớn. Bạn có thể bắt đầu học cách phát biểu ý kiến của mình trên lớp học, trong buổi họp dự án của công ty, sau đó là đến việc tự mình thuyết trình về ý tưởng của nhóm. 

Bạn bè - những người thân thiết sẽ là môi trường tập luyện cảm xúc tốt nhất để tìm thấy sự tự tin, sau đó là đến những nhóm nhỏ khác, để bạn thực hành sự tự tin và kiểm soát cảm xúc. Cuối cùng là dùng sự tự tin ấy để kiềm chế nỗi sợ trong một không gian đám đông lớn hơn. 

Luyện tập hành vi

Việc luyện tập hành vi sẽ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng khi phải nói trước đám đông. Đa phần chúng ta đều cảm thấy lo lắng về kết quả của việc nói/ thuyết trình, cũng như quan tâm đến nhận xét của người khác. Vì thế, bạn đừng coi nỗi sợ hãi việc nói của mình như là một điểm yếu, mà nó chỉ đơn thuần là một nỗi lo thông thường không may bị lỗi trong quá trình vận hành của cảm xúc và bạn hoàn toàn có thể cải thiện. 

Những bước tập luyện để giảm bớt sự căng thẳng của bạn sẽ bao gồm:

- Chuẩn bị trước những bài nói: Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, trang phục, luyện tập nói là những điều kiện cần thiết để bạn thực hiện tốt hơn và cũng giúp bạn an tâm hơn về những đánh giá của người nghe. Trong quá trình chuẩn bị này, bạn nên tự luyện tập trước gương để có thể nhìn thấy những biểu cảm trên gương mặt, cũng như các động tác tay hỗ trợ cho bài nói. 

Để giảm bớt căng thẳng, bạn hãy coi những người nghe là tấm gương phản chiếu. Hãy nghĩ bạn sẽ làm thật tốt chứ không phải là người khác nghĩ gì về bạn.

Gợi ý: Luyện tập giọng nói cùng NSƯT Hà Phương

- Chuẩn bị tinh thần đối diện với đám đông: Để giữ được trạng thái hoạt động bình thường với đám đông, bạn có thể tập luyện ở những nơi đông người hơn như quán cafe. Lời khuyên là bạn hãy nhìn vào màn hình máy tính trước mắt với những slides, điều chỉnh âm lượng phù hợp và bắt đầu thực hiện bài nói. Một phần của Glossophobia đến từ việc sợ bị phán xét, bị chê trách, vậy thì hãy thực hiện bài nói đó trước khi nó trở nên chính thức. 

Người phụ nữ minh họa với loa la hét

Bạn cần hiểu một điều rằng, phê bình, chỉ trích, phán xét,... hay bất cứ hoạt động bình luận nào cũng đều là những thứ luôn luôn tồn tại và diễn ra với bất kỳ ai, dù là trong môi trường, thời điểm nào. Những điều bạn không thấy ở người khác, không có nghĩa là nó không tồn tại. Vì thế, bạn cần bình thường hóa những phán xét, thừa nhận sự xuất hiện của đánh giá, và quen dần với nó. 

Có thể bạn đang rất nhiều ý tưởng, bạn cũng có những luận điểm muốn trình bày, muốn tranh luận. Thế nhưng, bạn lại chùn bước vì lo lắng những điều chưa thực sự xảy ra. Đôi khi chúng ta chọn nghi ngờ bản thân trước khi tin bản thân có thể làm được. Vậy thì, để bước ra khỏi Glossophobia, hãy đảo ngược quy trình đó, hãy tin bản thân mình trước, vì khi bạn tin chính mình rồi, dám làm rồi, thì bạn sẽ tỏa sáng và nỗi sợ hãi sẽ không còn cản bước bạn nữa. 

 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

danh-ngon-tri-ngon-4-phuong-cham-giao-tiep-tu-bac-hien-nhan-xua-55
27 thg 4, 2024

Danh Ngôn Trị Ngôn: 4 Phương Châm Giao Tiếp Từ Bậc Hiền Nhân Xưa

Ngôn luận của người xưa không phải lúc nào cũng đúng. Giả như người xưa coi việc không sinh được con cái là một trong số những...

van-hoa-doi-thoai-tren-mang-trong-mot-thoang-suy-tan-54
27 thg 4, 2024

Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

Một thoáng là bởi nó chỉ diễn ra trong một không gian mạng, thoát ly khỏi không gian đó, những người tham gia đối thoại vẫn có thể...

5-giong-doc-huyen-thoai-trong-lich-su-phat-thanh-va-truyen-hinh-viet-nam-51
27 thg 4, 2024

5 Giọng Đọc Huyền Thoại Trong Lịch Sử Phát Thanh Và Truyền Hình Việt Nam 

Những giọng đọc huyền thoại sau đây đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ thính giả Việt Nam, bất chấp sự băng hoại...

muon-tro-thanh-mot-nha-lanh-dao-hay-thu-thay-doi-giong-noi-cua-ban-52
27 thg 4, 2024

Muốn Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo? Hãy Thử Thay Đổi Giọng Nói Của Bạn

“Mục tiêu của bất kỳ hoạt động giao tiếp nào, đặc biệt trong kinh doanh, là kiểm soát cách người khác cảm nhận về bạn khi bạn...

lam-the-nao-de-nang-cao-suc-khoe-giong-noi-53
27 thg 4, 2024

Làm Thế Nào Để Nâng Cao Sức Khỏe Giọng Nói?

Sức khỏe giọng nói là trạng thái tổng thể của cơ họng và các cơ quan liên quan, bao gồm cả dây thanh âm, màng nhĩ, các cơ và cấu...

Liên Kết Chia Sẻ

68 Game Bài ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.