Nói Biểu Cảm

Định Kiến Xã Hội Và Những Ảnh Hưởng Trong Giao Tiếp Với Trẻ

27 thg 4, 2024

Bạn có bao giờ tò mò, cùng một chiếc kẹo, cùng một đứa trẻ nhưng cảm xúc khi nhận chiếc kẹo thì hoàn toàn khác nhau phải không?...

dinh-kien-xa-hoi-va-nhung-anh-huong-trong-giao-tiep-voi-tre-36

Nguyên nhân giao tiếp với trẻ em không hiệu quả

Giao tiếp với trẻ là thành tố của bộ môn lý học. Có thể, trẻ em được xếp vào nhóm đối tượng nhạy cảm, đang trong quá trình hình thành phát triển về tâm sinh lý nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực hay tiếp thu những thiếu sót từ xã hội. 

Nhìn nhận về những nguyên nhân khiến việc giao tiếp không hiệu quả, chủ yếu nằm ở những điểm sau:

1. Định tuổi tác

Trong báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam năm 2020 của được công bố vào tháng 3 năm 2021, 90% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng việc người lớn lắng nghe tiếng nói của trẻ em là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời cũng hơn 88% chia sẻ rằng ít có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình. Dựa trên những số liệu này, có thể nhận thấy rằng, việc giao tiếp với trẻ không hiệu quả xuất phát hầu hết từ những nhận định, cảm quan không coi trọng ý kiến của trẻ nhỏ. 

Mẹ nói chuyện điện thoại toàn cảnh

Trong cuộc sống hàng ngày, không khó để thấy những lời quở mắng, gạt bỏ như “Trẻ con thì biết cái gì?”, “Trẻ con nói thì tin sao được”, “Mấy đứa trẻ nói bừa ấy mà”. 

Định kiến tuổi tác đã quy định một cách phiến diện trong suy nghĩ của những người trưởng thành, trẻ con không có đủ trải nghiệm, kiến thức để tham gia bàn luận, trao đổi cùng với họ. Chính vì vậy, các quyết định dành cho trẻ con cũng mang tính một chiều, không có sự đồng thuận từ cả hai phía.

Ví dụ, điển hình cho việc giao tiếp không hiệu quả là khi cha mẹ hỏi con cái muốn thi vào trường nào, đăng ký học chuyên nào, nhưng nếu trường đó không phù hợp mong muốn thì cũng lại gạt bỏ. Một số phụ huynh còn không dành thời gian để nghe con mình bày tỏ mong muốn, nguyện vọng mà thường quyết định trực tiếp và yêu cầu con làm theo. Chính điều này đã tạo ra sự xa cách trong mối quan hệ gia đình nói chung và sự cản trở giao tiếp giữa người lớn và trẻ em. 

2. Định kiến địa vị xã hội

Định kiến địa vị xã hội thường xảy ra trong khuôn khổ trường học, lớp học, khi giáo viên sử dụng đặc quyền địa vị để quy định cho học sinh trong mọi tình huống, khiến cho việc giao tiếp trở nên không thuận lợi. 

Làm sao để kéo gần khoảng cách với trẻ em, đó là điều luôn được nhắc đến trong tâm lý học giáo dục, từ mầm non, tới tiểu học, trung học. Thế nhưng, rất ít giáo viên có thể làm tốt điều này, hoặc cân bằng giữa đặc quyền địa vị với đồng hành thấu cảm. Đặc quyền địa vị khiến học sinh nghe lời, nhưng lại không thể tạo ra mối quan hệ thân thiết, gần gũi và cởi mở vì những cuộc giao tiếp chỉ diễn ra trong phạm vi giờ học. 

Phương pháp giao tiếp để trở thành người đồng hành thấu cảm

Thực chất, các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp với trẻ em cũng tương tự như các kỹ năng giao tiếp để có một cuộc hội thoại hoàn hảo gắn kết mối quan hệ từ xa đến gần, từ sơ đến thân. Thế nhưng, trong quá trình giao tiếp với trẻ, bạn cần thực sự đặt nhiều tâm tư, tình cảm hơn. Tâm hồn trẻ em nhạy cảm, nếu bạn không đặt tâm tư vào đó, bạn sẽ không thấy được những chuyển động, những điều nhỏ bé mà chúng không dám để lộ ra, không dám cất lời. Bởi vậy, trong quá trình giao tiếp, ngoài những kỹ năng cơ bản, bạn cần chú ý một số điều sau:

Nguyên tắc số 1: Không công kích cá nhân, không phủ nhận trực tiếp

Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Việt Nam, các trường học đã được lưu ý không phê bình trực tiếp học sinh ở trước lớp, cũng như cắt giảm một số hình thức khen thưởng tạo ra cái nhìn cấp bậc về khả năng của trẻ. Đó cũng là một trong những hình thức giúp giảm thiểu tình trạng công kích cá nhân.

Khi trẻ làm sai hoặc khi trẻ đưa ra ý kiến của mình, bạn hãy tôn trọng nó như cách bạn muốn người khác tôn trọng mình. Ngay cả khi ý kiến đó có sai, thì bạn cũng không được sử dụng những ngôn từ chỉ trích và giọng điệu chê bai. 

Việc công kích một đứa trẻ bằng lời lẽ gay gắt và cực đoan không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng, tự tôn của chúng mà còn khiến chúng bị ác cảm với chính bản thân, tự hạ thấp chính mình như những gì bạn nói. 

Vì thế, hãy chuẩn bị những lời nói thuyết phục, chỉ cho chúng thấy được cái sai, cái đúng, bằng giọng nói dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, quyết đoán nhưng cũng gần gũi. Dù bạn là giáo viên, là mẹ hay một người xa lạ, cách cư xử của bạn cũng đều cần sự tử tế đó. 

Gợi ý: Nghệ thuật thuyết phục bằng giọng nói.

Nguyên tắc số 2: Thay “Có/ Không” bằng những câu hỏi mở

Trẻ em có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú với một niềm khát khao được bày tỏ cũng mãnh liệt không kém. Đối với những người thân quen trong vòng xã hội hạn hẹp của mình, chúng luôn mong muốn được chia sẻ với bất kỳ ai, từ giáo viên cho tới gia đình và cả những người bạn nhỏ.

Giáo viên vui vẻ giúp đỡ và hỗ trợ học sinh trong lớp

Vì thế, thay vì để cho trẻ em chỉ có đáp án “Có” và “Không”, hãy để chúng được tự do chia sẻ quan điểm và cảm xúc của mình. 

Ví dụ, trong khi dạy về câu chuyện của Rùa và Thỏ, bạn không cần thiết phải đưa ra các gợi ý về bài học, mà hãy dẫn dắt trẻ đưa ra cảm nhận về tính cách cũng như cách hành xử của từng con vật.

Tương tự như thế, trong khi chăm sóc một chú mèo con, thay vì nhắc con liên tục rằng phải cho ăn, phải tắm gội, thì bạn nên dành thời gian trò chuyện cùng con về vấn đề “Làm sao để chú mèo nhà chúng ta luôn sạch sẽ và xinh xắn giống như con vậy?”. 

Những câu hỏi mở sẽ cho trẻ không gian bày tỏ nguyện vọng và kích thích tư duy, đồng thời kéo gần khoảng cách về tuổi tác, quan hệ xã hội của người lớn và trẻ nhỏ.

Nguyên tắc số 3: Lắng nghe nhiều hơn

Nếu muốn thấu hiểu, bạn cần phải lắng nghe. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân khiến việc giao tiếp trở nên kém hiệu quả là vì người lớn luôn cho mình một vị trí cao hơn trong cuộc giao tiếp, đồng thời áp đặt suy nghĩ của bản thân lên những đứa trẻ. 

Vì vậy, để gần gũi và thân thiết với con trẻ, trước hết bạn cần gạt bỏ mọi định kiến và sẵn sàng lắng nghe chúng nói, không ngắt lời cũng như không phán xét tiêu cực. 

Gia đình Nhật Bản Châu Á ăn sáng tại nhà.  Mẹ và con gái châu Á cảm thấy vui vẻ khi trò chuyện cùng nhau khi ăn bánh mì, bột ngũ cốc và sữa bột ngô trên bàn trong căn bếp hiện đại tại nhà vào buổi sáng.

Lắng nghe là cử chỉ ân cần nhất của trái tim. Theo các nhà tâm lý học, khi lắng nghe, bạn sẽ phát hiện ra được những cảm xúc, sự rung động, nỗi ẩn giấu trong lời nói, giọng nói. Bởi vì, dù có cố gắng đến đâu, thì khi một đứa trẻ cảm thấy buồn bã, chúng vẫn không thể nào che giấu sự trầm lắng và thất vọng, hay cả nỗi run rẩy khi đang sợ hãi. 

Nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ thấu hiểu được những rung cảm đó. 

Xem thêm: Lắng nghe định nghĩa - đứng về phía cảm xúc.







Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

danh-ngon-tri-ngon-4-phuong-cham-giao-tiep-tu-bac-hien-nhan-xua-55
27 thg 4, 2024

Danh Ngôn Trị Ngôn: 4 Phương Châm Giao Tiếp Từ Bậc Hiền Nhân Xưa

Ngôn luận của người xưa không phải lúc nào cũng đúng. Giả như người xưa coi việc không sinh được con cái là một trong số những...

van-hoa-doi-thoai-tren-mang-trong-mot-thoang-suy-tan-54
27 thg 4, 2024

Văn Hóa Đối Thoại Trên Mạng Trong Một Thoáng Suy Tàn

Một thoáng là bởi nó chỉ diễn ra trong một không gian mạng, thoát ly khỏi không gian đó, những người tham gia đối thoại vẫn có thể...

5-giong-doc-huyen-thoai-trong-lich-su-phat-thanh-va-truyen-hinh-viet-nam-51
27 thg 4, 2024

5 Giọng Đọc Huyền Thoại Trong Lịch Sử Phát Thanh Và Truyền Hình Việt Nam 

Những giọng đọc huyền thoại sau đây đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ thính giả Việt Nam, bất chấp sự băng hoại...

muon-tro-thanh-mot-nha-lanh-dao-hay-thu-thay-doi-giong-noi-cua-ban-52
27 thg 4, 2024

Muốn Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo? Hãy Thử Thay Đổi Giọng Nói Của Bạn

“Mục tiêu của bất kỳ hoạt động giao tiếp nào, đặc biệt trong kinh doanh, là kiểm soát cách người khác cảm nhận về bạn khi bạn...

lam-the-nao-de-nang-cao-suc-khoe-giong-noi-53
27 thg 4, 2024

Làm Thế Nào Để Nâng Cao Sức Khỏe Giọng Nói?

Sức khỏe giọng nói là trạng thái tổng thể của cơ họng và các cơ quan liên quan, bao gồm cả dây thanh âm, màng nhĩ, các cơ và cấu...

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.